Triển khai thực hiện Hiến pháp 2013 về quyền con người

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 112)

Muốn có một nhà nước pháp quyền vững mạnh, phải xây dựng được một bản hiến pháp có hàm lượng giá trị cao đặc biệt về phương diện bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, được tôn trọng và tuân thủ, trước hết là đối với các cơ quan và cá nhân công quyền. Hiện nay, hiến pháp 2013 đã thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan

106

điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, là nguồn lực và mục tiêu của sự phát triển. Quyền con người được khẳng định một cách mạnh mẽ thông qua các quy định về quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [23, Điều 14]. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần bảo đảm cho hiến pháp, quyền con người quy định trong Hiến pháp được bảo đảm tôn trọng, tuân thủ trong thực tiễn.

Trước tiên phải có việc kiểm soát quyền lực, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để tạo ra cơ chế ngăn ngừa chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng trong quá trình thực thi quyền lực. Quyền con người, quyền công dân chỉ được bảo đảm, bảo vệ có hiệu quả khi ngăn ngừa, kiểm soát được chuyên quyền, lộng quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng.

Tiếp theo, nhà nước cần có các chính sách phù hợp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Điều này có vai trò rất quan trọng đối với thực hiện quyền con người, quyền công dân. Vì đây chính là điều kiện để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân.

Việc Hiến pháp 2013 đã quy định các quyền con người một cách chặt chẽ, phù hợp với cách tiếp cận của thế giới về nhân quyền là rất quan trọng. Vì đó là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người, mọi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Vấn đề quan trọng hơn là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế. Trong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp 2013 sửa đổi có thể vẫn sẽ là quyền hình thức nếu không được thể chế hóa trong các luật cụ thể. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước trong việc để

107

những tư tưởng, quan điểm và các tư duy mới của Hiến pháp 2013 thực sự đi vào cuộc sống. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức cần phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp 2013, rà soát cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi,…

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)