Xây dựng nền văn hóa nhân quyền đáp ứng các chuẩn mực pháp

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 97)

luật quốc tế và giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc

* Xây dựng nền văn hóa nhân quyền đáp ứng các chuẩn mực quốc tế:

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu rõ “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hóa và thực hiện có hiệu quả quyền công dân, nhân quyền” [51].

Nhà nước pháp quyền là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là nhà nước dân chủ có khả năng bảo đảm và thúc đẩy tốt nhất các quyền con người trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền là cơ sở, nền tảng vững mạnh cho việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền phát triển. Quyền con người cần được thể chế hóa bằng pháp luật của nhà nước, được tôn trọng và bảo đảm thực hiện bằng thể chế nhà nước. Nhà nước pháp quyền là thể chế quyền lực cho phép các chủ thể khác nhau trong xã hội đều có quyền và những cơ hội bình đẳng ngang nhau để thực sự tham gia vào các tiến trình hoạt động chính trị các công việc nhà nước. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa dân chủ và nhân quyền. Vì vậy để bảo vệ và thúc đẩy có hiệu quả các quyền con người cần tăng cường dân chủ, ở đây, những tiến bộ trong việc mở rộng pháp chế xã hội chủ nghĩa đều là tiêu chí đánh giá việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và ngược lại.

91

được bảo đảm, bảo vệ và thực hiện thông qua thể chế dân chủ. Để bảo đảm và thực hiện quyền con người, trong đó có quyền văn hóa, cần coi trọng xây dựng nhà nước pháp chế, xây dựng thể chế dân chủ, Bởi nhà nước pháp quyền có hệ thống pháp luật đảm bảo các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, cũng như các quyền cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như quyền của phụ nữ, trẻ em,…. Hệ thống pháp luật về quyền con người cần đảm bảo tuân thủ theo đúng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền như quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, các công ước quốc tế về quyền con người. Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con người phải dựa trên những đặc tính của quyền con người, và truyền thống, đặc điểm, trình độ phát triển văn hóa, xã hội của đất nước trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

* Xây dựng nền văn hóa nhân quyền giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc

Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các vùng văn hóa và các dân tộc là phương thức tôn trọng, bảo vệ và thực hiện sự đa dạng mà thống nhất của văn hóa nhân quyền. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước Đảng ta đã quán triệt: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém,

92

đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hoá. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với chủ trương đó Nhà nước thực hiện chính sách đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc anh em, không có sự phân biệt hay kỳ thị mà tất cả đều bình đẳng. Nhà nước bảo đảm, bảo vệ và thực hiện sự đa dạng mà thống nhất của văn hóa nhân quyền.

Thứ nhất, sự đa dạng về văn hóa nhân quyền được tôn trọng và thực hiện trên các phương diện:

- Các dân tộc được tôn trọng và bảo vệ về ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình trong đời sống văn hóa xã hội.

- Quyền về bảo tồn, phát triển đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc được chú trọng, như giữ gìn, bảo tồn tôn giáo, tín ngưỡng. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn coi:

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân [2].

Thứ hai, sự thống nhất mà đa dạng về văn hóa nhân quyền được đảm bảo, bảo vệ và thực hiện trên các phương diện:

- Văn hóa Việt nam được giữ gìn, bảo vệ và xây dựng trên cơ sở bảo vệ văn hóa các dân tộc việt nam, chắt lọc và kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tăng cường sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các vùng miền trên cơ sở bình đẳng, tương trợ để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

93

- Tôn trọng, bảo vệ thực hiện quyền văn hóa các dân tộc, như tiếng nói, chữ viết của các dân tộc cùng phát triển, nâng cao chất lượng của văn học, nghệ thuật, tiếp thu các tinh hoa văn hóa các dân tộc cùng phát triển trong một chỉnh thể thống nhất bền vững cùng với cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. Nhằm xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước cũng nêu rõ:

Hỗ trợ đồng bào định cư nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, chấp hành tốt pháp luật nước sở tại trong nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số [41].

- Tôn trọng, bảo vệ thực hiện sự đa dạng mà thống nhất của văn hóa trong thúc đẩy, giao lưu hợp tác quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn văn hóa nhân quyền. Do có sự khác biệt về chế độ chính trị, trình độ, lịch sử phát triển các quốc gia khác nhau sẽ có những truyền thống văn hóa khác nhau. Sự giao thoa, học hỏi nhau giữa các nền văn hóa sẽ làm tăng thêm giá trị văn hóa, đậm đà thêm bản sắc văn hóa của mỗi đất nước. Trong xu thế toàn cầu hóa, trao đổi văn hóa là xu thế tất yếu và là công cụ cho sự phát triển. Việc trao đổi văn hóa là yếu tốt kích thích thay đổi, thích nghi và phát triển theo hướng tích cực. Việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền trên cơ sở đối thoại bình đẳng, xây dựng tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, vì mục tiêu chung về nhân quyền sẽ giúp cho quyền con người càng phát triển mạnh mẽ và văn hóa nhân quyền càng phát huy bản sắc. Việc tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân

94

hơn, với trình độ tri thức, đạo đức ngày càng cao, hướng tới giá trị chân thiện mỹ cùng phát triển bền vững trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 97)