Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nhân quyền trong bố

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)

bối cảnh hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền

Trong lịch sử phát triển của loài người, quyền con người là vấn đề có bề dày lịch sử lâu đời về cả hai phương diện thực tiễn và lý luận. Đó là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại trong từng thời kỳ. Trong mỗi giai đoạn phát triển, quyền con người đều gắn với thành quả trong quá trình nhân loại tự đấu tranh giai cấp, xã hội, cách mạng để tự giải phòng mình. Nhưng do tính khách quan của lịch sử nên mỗi thời kỳ phát triển mỗi giai cấp chỉ có thể đáp ứng và đảm bảo quyền con người ở một mức độ nhất định. Tuy vậy, quyền con người đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt động của con người, để tiến để xây dựng một xã hội tự do, công bằng và tốt đẹp hơn.

Theo học thuyết Mác – Lê nin, quyền con người sẽ chỉ có được bằng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Và quyền con người thật sự được đảm bảo nếu có sự đảm bảo về sự phát triển tự do của mỗi con người. Trong xã hội, việc thúc đẩy phát triển kinh tế không phải là đem lại lợi ích cho một số người mà chính là để phục vụ cho sự phát triển văn hóa, xã hội và quyền về văn hóa, xã hội cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, Các Mác cũng khẳng định “không bao giờ có thể ở mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do chế độ kinh tế đó quyết định” [4]. Có nghĩa không thể thúc đẩy nhân quyền bằng mọi giá, mà phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đem sức mạnh chủ nghĩa Mác - Lê nin truyền bá vào Việt Nam. Người đã đề cập đến các khái niệm về

89

nhân quyền trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và bênh vực nhân quyền của các dân tộc thuộc địa. Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn sâu xa từ lịch sử dân tộc, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng nhân quyền tiến bộ của các nước phương Đông, cũng như các nước phương Tây.

Dân tộc Việt Nam ta đã có hàng ngàn năm lịch sử về dựng nước và giữ nước, từ đó đã hình thành nên truyền thống nhân quyền cũng như bản sắc văn hóa của riêng mình. Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta luôn gắn liền với bảo vệ tổ quốc và đấu tranh cho độc lập dân tộc. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển đất nước và quyền con người hay văn hóa nhân quyền.

Kế thừa truyền thống của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự nhân đạo, nhân văn, tình yêu thương con người rộng lớn. Người thương yêu con người với một tình cảm bao la, rộng lớn, gần gũi, thân thương với từng số phận con người. Tình thương yêu của Người luôn gắn với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của người dân. Người đã từng kết luận những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ “bác ái”, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi nhau như anh em một nhà. Điều đó thể hiện tư tưởng của Người hài hòa với tư tưởng nhân đạo, nhân quyền của thế giới. Hồ Chí Minh luôn dành tình thương yêu con người cho các dân tộc, giai cấp vô sản, cho con người bị áp bức, đau khổ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý “tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [14, tr.713] khẳng định quyền của mọi người dân “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc” [14, tr.713]. Người luôn quan tâm đến vấn đề quyền con người, quyền văn hóa và văn hóa nhân quyền.

90

Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nhân quyền bắt nguồn sâu xa từ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin và các tư tưởng nhân quyền tiến bộ của nhân loại vào điều kiện thực tiễn nước ta. Nó thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tiền đề vững chắc cho văn hóa nhân quyền Việt Nam phát

triển bền vững.

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)