hóa quyền con người
Một trong những thành tố hợp thành tổng thể nền văn hoá của mọi chế độ xã hội nói chung và của chủ nghĩa xã hội nói riêng là tri thức. Do vậy nâng cao tri thức cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động là một trong những nội
97
dung phát triển văn hoá của chủ nghĩa xã hội. Việc nâng cao tri thức cho cán bộ cũng như người dân về kiến thức nói chung và về nhân quyền nói riêng phải thông qua tuyên truyền, giáo dục, nhất là các chủ trương, chính sách và chương trình giáo dục hợp lý.
Tuyên ngôn Liên Hợp quốc về Giáo dục và đào tạo về Nhân quyền đã ghi nhận tầm quan trọng căn bản của giáo dục và đào tạo về nhân quyền trong việc góp phân thúc đẩy, bảo vệ và thực thi hiệu quả tất cả các quyền con người, đây cũng chính là cơ sở quan trọng để xây dựng nền văn hóa nhân quyền. Và trong Tuyên ngôn Liên Hợp quốc về giáo dục và đào tạo về nhân quyền cũng đã khẳng định:
… Giáo dục và đào tạo về nhân quyền cần thiết cho việc thúc đẩy sự tôn trọng và việc chấp hành trên toàn cầu với tất cả các quyền con người và tự do căn bản cho tất cả mọi người theo các nguyên tắc phổ quát, không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau của các quyền con người… Giáo dục và đào tạo về nhân quyền bao gồm tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo, thông tin, nâng cao nhận thức và các hoạt động học tập nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và chấp hành trên toàn quốc với tất cả các quyền con người và các tự do căn bản và qua đó đóng góp trở lại với việc ngăn chặn các vi phạm và lạm dụng nhân quyền bằng cách chung cấp cho mọi người kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cũng như xây dựng thái độ và hành xử, để trao cho họ khả năng đóng góp vào việc xây dựng và thúc đẩy một văn hóa về nhân quyền trên phạm vi toàn quốc [39, Điều 1].
3.2.2.1. Trước tiên, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người cho người dân, đặc biệt là cho các cán bộ công chức nhà nước
Việc nâng cao trình độ nhận thức về quyền con người cho nhân dân là một giải pháp vô cùng quan trọng. Vì khi người dân có trình độ hiểu biết, có
98
nhận thức đúng đắn, thì mới thực hiện các quyền của mình theo đúng hiến pháp và luật quy định. Mỗi người dân có năng lực sử dụng pháp luật, sẽ biết mình có những quyền nào, được hưởng những quyền nào, và khi có quyền bị vi phạm họ có năng lực vận dụng pháp luật để chống lại sự vi phạm vào quyền con người.
Vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo luật học xuất phát từ vai trò của nhà nước, pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước. Giáo dục – đào tạo luật học là điều kiện đặc biệt quan trọng cho sự hình thành xã hội công dân và nhà nước pháp quyền [27, tr.263]. Giáo dục, đào tạo luật học không chỉ góp phần vào việc trang bị, nâng cao trình độ học vấn pháp luật mà còn cả trình độ văn hóa pháp luật của họ, những yếu tố không thể thiếu của một xã hội pháp quyền, dân chủ [27, tr.262].
Chính thông qua giáo dục, tiếp xúc với tri thức, có hiểu biết về pháp luật, nâng cao dân trí, người dân mới có nhận thức đầy đủ về quyền con người, và việc thực hiện quyền văn hóa, quyền con người sẽ là tiền đề cho sự phát triển con người.
Song song với việc nâng cao nhận thức cho người dân, cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao năng lực và nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức về quyền con người. Vì trước hết, cán bộ công chức là người thực thi pháp luật, tham gia xây dựng pháp luật. Cán bộ công chức phải hiểu biết pháp luật, am tường pháp luật mới hành xử đúng theo quy định của pháp luật được.
Đồng thời, pháp luật cũng phải quy định rõ về mối quan hệ giữa cá nhân, công dân với Nhà nước. Nhà nước có quyền và nghĩa vụ với công dân, và ngược lại. Nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền con người, và công dân cũng phải làm tròn những nghĩa vụ phát sinh từ việc hưởng thụ các quyền do Hiến pháp và pháp luật quy định. Đồng thời phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức là phục vụ nhân dân.
99
Cùng với việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, cần phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực, chủ động vào công việc nhà nước, công việc xã hội, trong đó có việc nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước phải báo cáo hoạt động trước nhân dân, bảo đảm quyền của công dân được cung cấp thông tin một cách chân thực và chính xác từ phía cơ quan công quyền. Những người trực tiếp do nhân dân bầu ra, phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Có như vậy mới có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong sạch, vững mạnh, giảm thiểu được nguy cơ xâm phạm quyền con người, quyền văn hóa của người dân.
3.2.2.2. Giáo dục trong trường học phải được tiến hành đồng bộ, phổ biến ở các cấp
Giáo dục nhà trường là một trong những kênh quan trọng hàng đầu của giáo dục nhân quyền. Giáo dục sẽ đem lại sức ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lực lượng xây dựng tương lai đất nước. Giáo dục sẽ có nhiều cấp độ, như Tuyên ngôn Liên Hợp quốc về giáo dục và đào tạo đã ghi nhận
Giáo dục và đào tạo về nhân quyền là một quá trình suốt đời, liên quan đến mọi lứa tuổi, liên quan đến mọi bộ phận của xã hội ở mọi cấp độ, bao gồm giáo dục trước tiểu học, tiểu học, trung học và giáo dục bậc cao, có tính đến tự do học thuật trong bất kỳ điều kiện có thể áp dụng, và bao gồm mọi hình thức giáo dục, đào tạo và học tập dù trong điều kiện công hay tư, chính quy, phi chính quy hay không chính quy [39].
Và như quan điểm của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế trong bài Giáo dục và Đào tạo luật học – Một trong những thành tố quan trọng của văn hóa pháp luật đã khẳng định rằng:
100
biết cần thiết về pháp luật mà còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, nuôi dưỡng, phát triển các kỹ năng sử dụng pháp luật trên cơ sở văn hóa và đạo đức. Trong giáo dục đào tạo luật học dù ở cấp độ, quy mô nào đều cần phải coi trọng giáo dục quyền con người và cách nhận thức, sử dụng các quyền con người. Giáo dục quyền con người góp phần hình thành nên những phẩm chất đạo đức, pháp luật nhân văn cho con người trong xã hội pháp quyền dân chủ. Quyền con người ở đây là một hệ thống giữa quyền, tự do, trách nhiệm xã hội của con người [27, tr.263].
Bởi vậy, tùy từng cấp độ từ thấp lên cao, chúng ta cần xây dựng quy trình, giáo trình giáo dục phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi.
3.2.2.3. Giáo dục quyền con người thông qua các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo đức, xã hội và gia đình.
* Giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Văn hóa được hình thành trong quá trình lịch sử và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Nó thể hiện chiều sâu về trình độ phát triển và sự trường tồn của một dân tộc. Và như ta đã biết văn hóa truyền thống của dân tộc ta mang tính nhân đạo, nhân văn và thể hiện tính một nền văn hóa nhân quyền đã có từ lâu đời. “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam được hun đúc trong lịch sử, thường đóng vai trò là nền tảng tinh thần, định hướng và động lực cho hoạt động cộng đồng dân tộc trong quá khứ và hiện tại” [3, tr.359]. Trong đó, quyền con người là thành quả phát triển của lịch sử lâu dài. Quyền con người phát triển theo lịch sử mỗi quốc gia, phụ thuộc vào đặc thù của từng quốc gia, từng dân tộc và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đó. Để xây dựng nền văn hóa nhân quyền phát triển bền vững, chúng ta phải giáo dục cho các công dân, thế hệ trẻ của đất nước kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa nhân quyền tốt đẹp của dân tộc. Bởi chú trọng mối liên hệ giữa các giá trị truyền
101
thống và nhân quyền sẽ cho phép đảm bảo sự thừa nhận toàn vẹn hơn về quyền của mỗi con người, tạo điều kiện hoàn chỉnh nhận thức xã hội. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp chính là bản sắc dân tộc, là cội nguồn, nền tảng để xây dựng nhà nước pháp quyền phát triển và vững mạnh.
* Giáo dục đạo đức: Cần có sự giáo dục đạo đức. Vì đạo đức sẽ góp phần đoàn kết cộng đồng, hòa hợp dân tộc, phát huy truyền thống nhân ái, từ thiện nhân đạo. Các giá trị đạo đức hướng con người ta tới những biểu hiện, những nghĩa cử tốt đẹp như sự cưu mang, giúp đỡ những mạnh đời bất hạnh, những người mặc bệnh hiểm nghèo, trẻ mồ côi, người khuyết tật,... Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào quyên góp, tương trợ giúp đỡ đồng bào ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt được lan tỏa và nhân rộng trong cả nước:
Đã có rất nhiều sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của rất nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội, các lứa tuổi, giới tính khác nhau ở khắp các vùng miền địa phương trong cả nước dành cho các đối tượng cần được quan tâm. Điều này thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta [3, tr.399].
Tuy nhiên:
Ngày nay, giá trị đạo đức dân tộc đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội mà chủ yếu là việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc mở cửa hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa. Các giá trị, chuẩn mực đạo đức đang chịu sự thử thách của nhiều biến động mới, chưa từng diễn ra trong đời sống dân tộc trước đây [3, tr.388].
Dưới sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, trong quan niệm của nhiều người, nhất là thanh niên đã coi nhẹ đạo đức trong mối quan hệ giữa đức và tài và chạy theo lối sống thực dụng. Bởi vậy trong công cuộc xây dựng nền văn hóa nhân quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền chúng ta cần
102
phải chú trọng giáo dục đạo đức. Vì “đạo đức là cơ sở của pháp luật. Đạo đức ở đây là đạo đức truyền thống nhân văn và đạo đức tiến bộ được thừa nhận chung của toàn nhân loại lấy con người làm trung tâm và vì lợi ích, sự tự do, phát triển của con người” [31, tr.51]. Chúng ta cần phải đổi mới trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho người dân, nhất là đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Trong thực tiễn cần đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức, thay vì cách thức mang tính hình thức hoặc các bài giảng mang tính lý thuyết trừu tượng, giáo điều. Cách thức này không đạt hiệu quả cao vì đi theo lỗi mòn cũ, dễ gây nhàm chán, không gắn với thực tiễn. Cần tạo lập dư luận xã hội, cộng đồng, gia đình lên án, đấu tranh với các hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật; thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm của con người đối với mỗi việc làm, mỗi quyết định của mình.
Riêng đối với cán bộ công quyền, cần rà soát và hoàn thiện trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, thay vì cơ chế trách nhiệm tập thể, hô hào, giáo dục, đạo đức, lý tưởng chung. Cần nghiên cứu thấu đáo và vận dụng hiệu quả những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, đạo đức, về nhà nước pháp quyền, về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Đối với Người “giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ biện chứng như mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, nội dung là đạo đức, pháp luật là hình thức”. Khẳng định tầm quan trọng của đạo đức người cán bộ, Người đã viết “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [31, tr.51].
* Giáo dục xã hội
Tiếp theo, đối với việc giáo dục xã hội, chúng ta tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho người dân, tổ chức các khóa tập huấn, các hoạt động phổ biến tuyên truyền từ trung ương tới địa phương bằng các phương tiện
103
thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, các chương trình giáo dục cộng đồng, giáo dục xã hội, tổ chức các hoạt động lồng ghép như thông qua các buổi sinh hoạt văn hóa, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật về nhân quyền và quyền văn hóa. Tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đại biểu dân cử, cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức đề giáo dục nâng cao nhận thức của họ về quyền con người, dạy họ cách hành xử, cũng như các trách nhiệm trong việc thực thi quyền con người, quyền văn hóa.
Trong công tác giáo dục quyền con người, cần đặc biệt lưu ý đến vai trò của các cấp chính quyền, các cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Bởi chính quyền không thể có mặt ở mọi nơi để phát hiện các vi phạm. Vai trò của cộng đồng, các hội đoàn, của báo chí cũng như của cá nhân là rất quan trọng. Các cá nhân phải biết, phải hiểu được quyền của mình để đòi hỏi và tự bảo vệ. Mọi cá nhân trong cộng đồng cũng cần có ý thức về quyền và nhân phẩm của người khác, tôn trọng quyền của người khác [27, tr.453].
Trong giáo dục và đào tạo về nhân quyền chúng ta cũng cần chú ý sử dụng các phương pháp phù hợp với các nhóm đối tượng, có tính đến những nhu cầu và điều kiện cụ thể của họ. Cần đảm bảo các cơ hội công bằng cho tất cả mọi người thông qua tiếp cận với giáo dục và đào tạo về nhân quyền có chất lượng, mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Giáo dục và đào tạo về nhân quyền, dù được tiến hành bởi chủ thể công hay tư, phải được dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, đặc biệt là giữa trẻ nam và nữ và giữa phụ nữ và nam giới, nhân phẩm, hòa nhập và không phân biệt đối xử.
* Giáo dục gia đình:
Đồng thời với những vấn đề trên phải luôn coi trọng vấn đề giáo dục gia đình. Đây là một khâu then chốt trong vấn đề giáo dục. Vì gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là cái nôi hình thành nên nhân
104
cách của mỗi con người. Hay nói cách khác ý thức nhân quyền của mỗi con người được hình thành, được bắt đầu từ gia đình. Mối quan hệ, cách ứng xử, truyền thống,… trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và giáo dục cho các thành viên sinh ra từ gia đình ấy. Giáo dục gia đình là nhân tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong gia đình, giáo dục phải bắt đầu bằng những điều cơ bản những rất quan trọng, như bình đẳng về giới, giữa nam và nữ. Chính sự giáo dục trong môi trường gia đình tốt, sẽ giúp trẻ lớn lên trở thành những người có ý thức về nhân quyền, về văn hóa, và cũng chính những người này sẽ nuôi dạy những đứa con của họ về những thái độ và cách hành xử phù hợp với văn hóa nhân quyền.