quyền con người đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, đồng thời đảm bảo các quyền đó được thực thi trên thực tế
Trước tiên, chúng ta cần phải tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như quyền trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, dân tộc thiểu số… Điều này, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý và tiền đề đảm bảo cho các quyền đó được thực thi trong cuộc sống.
Khi xây dựng hoàn thiện luật phải xuất phát từ quyền lợi của toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội và để có kết quả tốt, chúng ta cần có sự nghiên cứu sâu sắc, có sự nội luật hóa các quy định quốc tế về quyền con người mà Việt
95
Nam đã tham gia. Việc hoàn thiện hệ thống thiết chế xã hội và văn hóa nhằm đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất về kinh tế, xã hội cho việc triển khai cũng như thực thi nhân quyền. Vì chỉ cơ sở vật chất tốt, mới đảm bảo cho việc luật pháp được thực thi một cách hữu hiệu trên thực tế, chứ không dừng lại trên giấy tờ. Trong việc triển khai thực thi phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với tất cả mọi người.
3.2.1.2. Hệ thống luật pháp phải đảm bảo nguyên tắc dễ tiếp cận đối với mọi người dân
Hệ thống luật pháp, các chính sách và các thiết chế phải đảm bảo nguyên tắc dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với mọi người dân, được tuyên truyền đến với người dân. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành luật để tránh việc chồng chéo của các văn bản luật do nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương ban hành. Nghiên cứu việc thành lập cơ quan có chức năng xem xét, phán quyết tính hợp hiến của các văn bản pháp luật. Không được để xảy ra tình trạng quy định cùng về một vấn đề nhưng trong các văn bản lại mẫu thuẫn, trái ngược nhau. Cần phải tham khảo, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn pháp luật của thế giới, để có chiến lược khoa học về xây dựng hệ thống pháp luật tiên tiến, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời theo kịp xu thế thời đại.
3.2.1.3 Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện quyền con người, quyền văn hóa và xây dựng nền văn hóa nhân quyền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước:
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp
96
và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [41].
Nhà nước pháp quyền sẽ phát huy dân chủ và thúc đẩy những nguyên tắc cốt lõi trong quản trị nhà nước tốt, như sự minh bạch, trách nhiệm giải trình. Trong đó, quản trị nhà nước tốt, sẽ xây dựng được cơ chế, thể chế và tiến trình giải quyết tốt các chính sách, các vấn đề của đất nước. Sự minh bạch và cơ chế giải trình là một tất yếu của nhà nước pháp quyền.
Ở đây minh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội, vì chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Nhân dân làm chủ vậy thì mọi thứ đều phải minh bạch. Và ta thấy sự minh bạch chính là sự thúc đẩy quyền con người như thông qua việc minh bạch các thông tin, cũng như các quyết định, quyết sách sẽ tạo ra sự công bằng trong việc hưởng các quyền, sẽ giúp người dân bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề, các chính sách của đất nước. Như vậy, minh bạch phải trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trên tất cả các chủ thế tham gia vào đời sống xã hội.
Còn việc tăng cường trách nhiệm giải trình sẽ làm tăng hiệu quả quản trị, tăng niềm tin cho người dân. Kết quả sẽ là làm tăng tính hiện thực hóa các quyền con người làm nền tảng xây dựng nền văn hóa nhân quyền và để nhà nước pháp quyền thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.