Sự đa dạng và thống nhất về văn hóa của các dân tộ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

2.1.1.1. Sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam

Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới, có truyền thống đại đoàn kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với 54 dân tộc anh em có những bản sắc riêng về văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng, tạo nên một Việt Nam với sự đa dạng về văn hóa.

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng đông nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Chính vị trí thuận lợi, nằm trong sự thông thương của nhiều nước, nhiều dân tộc qua giao lưu bằng đường bộ, nhất là hàng hải, đã tạo ra sự giao thoa với nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam.

Nhiều tôn giáo như Phật Giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,… trong quá trình du nhập vào Việt Nam đã hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa hoặc tạo nên những tôn giáo mang đậm sắc thái Việt Nam, chung sống hòa thuận để cùng nhau phát triển. Rồi về địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên, như đồng bằng, miền núi, trung du, duyên hải,… với những điều kiện về địa lý, sinh hoạt khác nhau của các dân tộc cũng tạo nên những nét văn hóa khác nhau giữa các vùng, như văn hóa vùng cao, vùng cao nguyên,… Chính những điều này đã tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nói riêng và văn hóa nhân quyền nói chung ở đất nước ta.

41

rồi chế độ phong kiến thống trị, thực dân Pháp xâm lược đô hộ, tiếp đến là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau cách mạng giải phóng dân tộc, cả đất nước tiến lên xây dựng một xã hội mới: “xã hội chủ nghĩa”. Xã hội này kế thừa những giá trị tốt đẹp lẫn những tàn dư của xã hội trước nên hiện nay, trong xã hội có nhiều tư tưởng, giá trị lẫn hệ quả tồn tại song song với nhau. Vì vậy nền văn hóa của chúng ta cũng rất đa dạng, chúng ta có ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc, ảnh hưởng của văn hóa phương Nam (Champa), có cả văn hóa Phương Tây.... chính sự đa dạng về văn hóa như vậy đã tạo nên một văn hóa nhân quyền cũng vô cùng đa dạng.

Nhất là trong thời đại hiện nay, thời đại của hội nhập và toàn cầu hóa, thời đại của công nghệ thông tin đã tạo ra một thứ quốc gia không biên giới, một hệ thống liên kết, kết nối toàn cầu. Bởi vậy, chúng ta được tiếp cận với nhiều tư tưởng văn hóa lớn trên thế giới, với nhiều nền văn hoá khác nhau. Văn hoá nhân quyền Việt Nam có điều kiện giao thoa, hội nhập, nên ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

2.1.1.2. Sự thống nhất về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam

Sở dĩ văn hoá nhân quyền ở Việt Nam có tính thống nhất vì mọi người dân Việt Nam đều là con Lạc, cháu Hồng, cùng được sinh ra trong một bọc trứng. Không nơi đâu trên thế giới này, nhân dân trong một nước được gọi chung là “đồng bào” như ở Việt Nam. Và dân tộc Việt Nam có những truyền thống nhân đạo, nhân quyền tốt đẹp được hình thành từ hàng ngàn năm trong lịch sử.

Như lời Bác Hồ đã nói:“các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” [43]. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự thống nhất văn hóa của các dân tộc Việt Nam chính là chủ nghĩa yêu nước và lòng yêu thương con người, là sự khoan dung độ lượng, là sự đề cao những phẩm giá con người. Vì thế nó đã hấp thụ và dung hòa các bản sắc dân tộc của 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong một mái nhà Việt Nam. Chính từ

42

những giá trị văn hóa truyền thống, nhất là truyền thống yêu nước, nhân đạo, khoan dung,.. mới chấp nhận cho Khổng Giáo, Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo,… hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa hoặc tạo nên những tôn giáo mang đậm sắc thái Việt Nam, như những dòng sông, dòng suối chảy nhập vào dòng chảy của cả dân tộc, để cùng nhau phát triển.

Ngày nay, dân tộc Việt Nam có một điểm chung nữa, là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, lấy con người làm trung tâm, xem con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển đã nâng tầm vóc giá trị con người là chủ thể sáng tạo, phát triển xã hội. Điều 3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng đã nêu: “Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em” [42].

Các chủ trương, chính sách và pháp luật chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa và tăng cường hội nhập quốc tế đang phát huy vai trò bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người.

Trong lịch sử nhiều dân tộc từ xưa đến nay, việc thống nhất trong đa dạng văn hóa không phải là việc dễ dàng. Nhiều dân tộc, sắc tộc có mâu thuẫn triền miên, dẫn đến những cuộc nội chiến chỉ vì văn hóa đa dạng nhưng thiếu thống nhất. Vì vậy, vấn đề văn hóa đa dạng mà thống nhất luôn luôn là một nguyên tắc quan trọng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa chung đối với quốc gia đa dân tộc như đất nước ta. Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định:

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

43

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước [23].

Chính từ chủ trương đúng đắn, Đảng ta luôn có những chính sách gần gũi, hợp lý để điều chỉnh sao cho mọi vấn đề của xã hội được hài hòa và thống nhất cao độ, bảo đảm quyền lợi cho tất cả mọi người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Văn hóa nhân quyền - nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)