Trong lĩnh vực giải quyết việc làm và đảm bảo việc làm

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 43)

Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Cuối tháng 4/2013, Tổng cục Thống kê công bố các số liệu về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, theo đó, số người thiếu việc làm tính tới đầu năm 2013 là 1,32 triệu người, tăng 70.000 người so với cùng kỳ năm 2012. Giải quyết việc làm cho NLĐ trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã

hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”.

[1]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã xác định rõ:“Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của NLĐ trong học nghề, tự tạo và tìm việc

38

làm”.[3]. Khoản 3, Điều 4 Luật Lao động 2012 qui định rõ chính sách của

Nhà nước: “Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động”.

Bên cạnh những quy định có tính nguyên tắc chung, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn cũng đã đưa ra các biện pháp cơ bản giải quyết việc làm có liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, NSDLĐ và toàn xã hội. Một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm đó là: “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.” (Điều 9, Luật Lao động 2012); và “Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục

tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.” (Điều 12 Luật Lao động 2012).

Cho đến 2010, đã có 4 Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm được Chính phủ phê duyệt trong 4 giai đoạn: 1992 - 1997, 1998 - 2000, 2001 - 2005, 2006 – 2010. Qua các giai đoạn, Chương trình giải quyết việc làm đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình cho đến nay vẫn không tránh khỏi những khó khăn, bất cập. Nguyên nhân khiến tỷ lệ việc làm mới còn thấp là do vốn đầu tư trên một lao động ngày càng cao và một số vướng mắc từ quy định của pháp luật cho đến điều hành, quản lý. Giải quyết việc làm thời gian qua mới chỉ chú trọng tới khía cạnh số lượng, chất lượng việc làm được tạo mới còn thấp. Số lao động được giải quyết việc làm hằng năm khá lớn, song đa số làm việc trong khu vực nông nghiệp với trình độ tay nghề, năng suất lao động và thu nhập thấp. Chính sách di chuyển lao động chưa phù hợp với tình hình nền kinh tế thị trường và hội nhập, chậm đổi mới, trước tiên là các chính sách sách liên quan đến hỗ trợ trực tiếp và cho vay vốn tạo việc làm cho đối tượng di dân, xây dựng địa bàn

39

định cư gắn kinh tế với quốc phòng, phát triển kinh tế hộ gia đình, cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

Từ thực trạng cho thấy pháp luật lao động về giải quyết việc làm vẫn còn nêu những nội dung mang nặng tính quan điểm, chủ trương, đạo lý hơn là tính pháp lí như “khuyến khích”, “quan tâm”, “hỗ trợ”… Do vậy, cần có quy định mạnh mẽ hơn như “cấm”, “phải”, “không được”… một cách cụ thể tránh tình trạng quyền lợi chỉ là trên giấy, mang tính hình thức, khó khăn trong quá trình thực hiện trên thực tế; bộ luật Lao động quy định về trách nhiệm của Nhà nước vẫn còn mang tính chung chung, không qui định rõ chế tài và chủ thể chịu trách nhiệm. Nhà nước là ai ? là cá nhân nào ? khi không hoàn thành trách nhiệm thì chế tài xử lý ra sao ? hoàn toàn chưa có. Các nghị định, thông tư thì được ban hành nhưng chưa điều chỉnh hết các lĩnh vực trong giải quyết việc làm hoặc đã quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, dẫn tới việc thực hiện không được tổ chức cũng như kiểm soát tốt, tạo ra nhiều bất cập và vướng mắc trên thực tiễn, khó khăn trong giải quyết hậu quả. Về trách nhiệm của công đoàn trong vấn đề giải quyết việc làm, tại Điều 11, Luật Công đoàn 2012, qui định rõ công đoàn có trách nhiệm

“tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về việc

làm…”. Luật cũng nói đến quyền lợi của công đoàn viên “Được Công

đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; …” (Khoản 5, Điều 18,

Luật Công đoàn 2012) việc qui định quyền của công đoàn viên càng cho thấy trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp trong vấn đề việc làm. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có một văn bản pháp lí nào qui định một cách cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của công đoàn với vấn đề đảm bảo việc làm, giới thiệu việc làm cho NLĐ. Đây cũng là lý do khiến cho cán bộ làm công tác công đoàn thiếu trách nhiệm đối với vấn đề việc làm của NLĐ, thờ ơ

40

với việc NLĐ sau khi bị bóc lột sức lao động thì bị “sa thải không thương

tiếc” trở thành những người thất nghiệp.

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 43)