Vai trò của Công đoàn trong cơ chế ba bên

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 80)

Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO):

Cơ chế ba bên có nghĩa là bất cứ một hệ thống các mối quan hệ nào trong đó Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ là những nhóm độc lập. Mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó đơn thuần chỉ là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ, chính trị tự do, đa số sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan đến họ… Nguyên tắc là những vấn đề chung không có một đối tác đơn lẻ, một hệ thống quan hệ lao động dựa trên sự kết hợp điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội văn hóa và mỗi hệ thống phát triển theo nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của nhiều thông số đó” [43, tr.45]. Nhằm làm rõ quan điểm ba bên của ILO, cuốn “Thuật

ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan” đã đưa ra định

nghĩa: “Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của chính phủ, NSDLĐ và NLĐ (qua đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là

đặc biệt theo từng vụ việc hoặc được thể chế hóa. [9, tr.7]

Ở Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều bài viết bàn về vấn đề này. Theo TS. Phạm Công Trứ:

Bằng việc ký kết các hợp đồng lao động cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ, hình thành nên quan hệ lao động cá nhân – hạt nhân của cơ chế hai bên truyền thống. Sau đó, bằng việc thực hiện quyền tự do liên kết các tổ chức của cả phía NLĐ và NSDLĐ được hình thành. Ở tầm quốc gia, đại diện của các tổ chức này cùng với đại

75

diện của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và trong khuôn khổ mối quan hệ này hình thành một

cơ chế mang tính pháp lý quốc tế, đó là cơ chế ba bên”. [88, tr.19-2].

Còn TS. Đào Thị Hằng cho rằng: “Cơ chế ba bên được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa chính phủ, đại diện NLĐ, đại diện NSDLĐ với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng tìm kiếm các giải pháp chung trong các vấn đề lao động, xã hội mà

cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết. [73, tr.44].

Như vậy, quan điểm của các nhà khoa học nước ta thống nhất với cách hiểu của tổ chức ILO về vấn đề này. Cơ chế ba bên suy cho cùng là sự thúc đẩy việc tìm kiếm những giải pháp mà các bên cùng nhất trí đối với những vấn đề nảy sinh do các lợi ích xã hội khác nhau. Đó là một quá trình đảm bảo cho các đối tác xã hội đều tham gia vào việc quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ và họ có khả năng thực hiện các chính sách đó. Ngoài ra, cơ chế ba bên còn là phương tiện nhằm đảm bảo cho các chính sách của chính phủ phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của xã hội, lợi ích chính đáng của các bên.

Hơn nữa, nó còn được coi là một nguyên tắc chủ đạo trong quá trình thiết lập mối quan hệ lao động. Việc áp dụng nguyên tắc này vào thực tế không những mang lại sự ổn định về chính trị mà còn là yếu tố cơ bản đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thịnh vượng.

Trong cơ chế ba bên, Nghị định số 145/2004/ NĐ – CP quy định: đại diện người lao động (TLĐLĐ Việt Nam) và đại diện của người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tham gia với cơ quan nhà nước (Bộ Lao động – Thương binh và xã hội) về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao

76

động [Điều 1 Nghị định số 145/2004/ NĐ – CP]. Đây là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện được thuận lợi.

Với vai trò là người đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, TLĐLĐVN có trách nhiệm: hối hợp với các bên liên quan (Bộ lao động – Thương binh và xã hội; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam), trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến tham gia về chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lao động, cũng như những nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật lao đọng và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; Chỉ đạo công đoàn các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật lao động và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động ở các DN tại địa phương và tổng hợp báo cáo tình hình về quan hệ lao động lên cấp trên; Chuẩn bị chương trình kế hoạch hành động của TLĐLĐVN trong việc phối hợp với các bên liên quan để thảo luận tại hội nghị các bên; Bảo lưu ý kiến và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong cơ chế ba bên, tổ chức đại diện của người lao động đóng vai trò là cầu nối người lao động với người sử dụng lao động và Nhà nước; cùng với đại diện của Nhà nước và người sử dụng lao động quyết định hoặc tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật lao động, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng, ngành…; Phối hợp với đại diện của Nhà nước, của người sử dụng lao động tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh; cùng đại diện của người sử dụng loa động xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, môi trường lao động hài hoà, ổn định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những cản trở không nhỏ từ cơ chế, chính sách cũng như từ chính bản thân tổ chức công đoàn đến chức năng này. Trong mối quan hệ với nhà nước và giới

77

sử dụng lao động, Công đoàn Việt Nam chưa độc lập về phương diện kinh tế, còn sử dụng nguồn kinh phí lớn từ giới sử dụng lao động và ngân sách nhà nước, cán bộ CĐCS tuyệt đại đa số là NLĐ hưởng lương của NSDLĐ …). Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của NLĐ và NSDLĐ (hay đúng hơn vai trò của NLĐ và nhà nước) là đồng nhất thì cách làm này là phù hợp. Ngược lại, trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động đóng vai trò khác nhau trên thị trường lao động và trong quan hệ lao động thì cách làm này lại nảy sinh những vấn đề không thuận lợi cho tổ chức công đoàn. Từ chỗ lệ thuộc về kinh tế, Công đoàn rất khó hoặc không thể độc lập thực sự về phương diện tổ chức. Đây có thể coi là cản trở lớn nhất cho việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn. Đến lượt mình, hệ thống tổ chức nội tại của công đoàn chưa thực sự hợp lý để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội dung và phương pháp hoạt động, nhất là công đoàn cấp cơ sở - nơi thực hiện thường xuyên và chủ yếu nhất chức năng bảo vệ người lao động, chưa thực sự đổi mới để có thể theo kịp nhu cầu của đời sống lao động – xã hội. Ngoài ra, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang đặt ra cũng là cản trở không nhỏ đối với tổ chức công đoàn.

Để từng bước giải quyết tình trạng này, cần nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống công đoàn Việt Nam theo hướng gọn nhẹ về tổ chức và đơn giản hơn về các mối quan hệ giữa các cấp công đoàn. Trong đó, cần chú trọng phát triển mạng lưới công đoàn ngành và CĐCS, bởi đây chính là mạng lưới tổ chức có thể thực hiện trực tiếp và tốt nhất chức năng của công đoàn. Phát triển số lượng đoàn viên công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tăng cường cán bộ chuyên trách cho CĐCS, nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn, có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn đi đôi với việc nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp cơ sở… Ở tầm chiến lược, công đoàn Việt Nam-

78

với trách nhiệm của mình, tham gia tích cực và đóng góp có hiệu quả trong hoạt động của Uỷ ban Quan hệ lao động quốc gia, đồng thời chỉ đạo các Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cơ quan lao động địa phương trong việc tham gia, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động chủ - thợ hài hoà trong DN để thực sự đáp ứng yêu cầu là nền tảng của cơ chế ba bên.

Về mặt pháp luật, cần có quy định chính thức về cơ chế ba bên như là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động trong cơ chế kinh tế thị trường. Cơ chế ba bên ở Việt Nam mới được hình thành chủ yếu ở cấp quốc gia và đang trong quá trình hoàn thiện. Mặc dù vậy nó đã góp phần quan trọng vào việc phát huy tính dân chủ trong quan hệ lao động và giúp cho Nhà nước ban hành các quyết sách về lao động, ổn định quan hệ lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, cơ chế ba bên là một lợi thế chiến lược tăng cường sức cạnh tranh để phát triển trong thế ổn định và bền vững trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nơi mà quan hệ công nghiệp còn chưa định rõ nét, các đối tác xã hội còn thiếu kinh nghiệm về đối thoại xã hội, thì vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia, tổ chức và vận hành cơ chế ba bên là không thể thiếu được.

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 80)