Nội dung vai trò của công đoàn

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 30)

Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản khi giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền, công đoàn với vai trò là trường học đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc. Lênin nói: “… Công đoàn có vai trò là trường học quản

lý, trường học kinh tế, trường học chủ nghĩa cộng sản” [46, tr.250]

Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, công đoàn có vai trò là trường học chủ nghĩa xã hội của NLĐ; công đoàn tham gai quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp …; tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế …; giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hóa, lối sống.

Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vai trò của công đoàn Việt Nam ngày càng phát triển, mở rộng thông qua các phong trào cách mạng của công nhân viên chức – lao động trên các lĩnh vực:

Trong lĩnh vực kinh tế: Vai trò của công đoàn là tham gia đổi mới cơ

chế quản lý, củng cố nguyên tắc tập trung dân chủ. Một mặt, công đoàn đẩy mạnh hoạt động tại các DN. Mặt khác, công đoàn hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng.

25

minh, công đoàn thực hiện việc động viên các công nhân lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN bằng cách tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất.

Nghị định 200/2013 NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết Điều 11 Luật Công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước quản lý kinh tế xã hội sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/2/2014 tại Điều 5 qui định quyền hạn trách nhiệm đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

Tham gia với các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, dạy nghề, lao động, việc làm, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ATLĐ - VSLĐ, thi đua – khen thưởng; quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc tham gia xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá

trình thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến người lao động. 2.

Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Nhà nước các chương trình ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động; tham gia xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATLĐ - VSLĐ; tham gia xây dựng các chế độ, chính sách, quy định về an toàn lao động, phòng bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường. 3. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các

26

viên chính thức Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội và các ủy ban, hội đồng quốc gia khác liên quan đến quyền, trách nhiệm của công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

người lao động;5. Tham gia với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp

trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể lao động theo quy định của pháp luật trong trường hợp đã giải

quyết nhưng còn khiếu nại. [28, Điều 5]

Trong lĩnh vực chính trị: Đảng ta xác định nhiệm vụ chính trị của đất

nước trong giai đoạn mới là:

Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đường lối đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trỏ thành

một nước công nghiệp hiện đại. [1]

Là thành viên trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công đoàn có vai trò xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, củng cố và giữ vững bộ máy nhà nước. Để nâng cao vị thế chính trị của mình, công đoàn phải là cầu nối tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và công nhân, viên chức và lao động, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của NLĐ, từng bước hoàn thiện nền dân chủ, thực thi pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân vì nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường hiện nay công đoàn cần cùng nhà nước góp phần giữ vũng ổn định chính trị, bởi có tạo được ổn định về chính trị mới có thể tiến hành đổi mới nền kinh tế một cách có hiệu quả và hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế đặt ra trong quá trình hội nhập.

27

hệ thống chính trị của nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay mà Đảng đã đề ra.

Trong lĩnh vực xã hội: Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn

phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội. Kinh tế thị trường đã làm thay đổi sâu sắc tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội song cũng đem lại không ít những tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của NLĐ. Vì vậy, công đoàn phải góp phần xây dựng giai cấp công nhân, không ngừng nâng cao giác ngộ chính trị, tính tổ chức, kỷ luật, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật… tuyên truyền giáo dục NLĐ chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật và tính sáng tạo cho NLĐ. Công đoàn góp phần củng cố liên minh công – nông – trí xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Đây là cơ sở xã hội vững chắc, tăng cường sức mạnh của nhà nước.

Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: Nền kinh tết thị trường làm đổi thay

nhanh chóng đời sống trên mọi mặt, tuy nhiên nó cũng làm thay đổi, sói mòn nhiều giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của đất nước. Để lưu giữ và phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa công đoàn cần phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức, NLĐ nâng cao lập trường giai cấp, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại.

28

chế ba bên của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Tuy nhiên với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động chưa phát triển như Việt Nam thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ và đang từng bước được ứng dụng. Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO):

Cơ chế ba bên có nghĩa là bất cứ một hệ thống các mối quan hệ nào trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động là các nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó đơn thuần chỉ là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ, tự do chính trị, đa số sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan đến họ… Nguyên tắc là những vấn đề chung không có một đối tác đơn lẻ, một hệ thống quan hệ lao động dựa trên sự kết hợp điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và mỗi hệ thống phát triển theo nguyên tắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của cuộc chơi dưới ánh sáng của nhiều thông số đó. [74]

Trong cuốn “Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm có liên

quan” thì cơ chế hai bên là “bất kì quá trình nào mà bằng cách đó những sự

dàn xếp hợp tác trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc các tổ chức của họ)

được thành lập, được khuyến khích và được tán thành” [9, tr.5]

Với lịch sử hàng trăm năm, cơ chế ba bên đã khẳng định được vai trò của mình trong đời sống lao động - xã hội. Ở các quốc gia Đông Nam Á cơ chế ba bên ra đời muộn hơn. Vào khoảng giữa thế kỉ XX, cơ chế này bắt đầu xuất hiện và được thừa nhận ở Singapore, Philippin, Malaysia… Ở nước ta, cơ chế ba bên đã được vận dụng trong điều chỉnh pháp luật của Chính quyền Việt Nam cộng hoà (thể hiện rõ nhất trong việc giải quyết phân tranh lao động

29

trong Bộ luật Việt Nam cộng hoà năm 1952). Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam mới bắt đầu xem xét, ứng dụng cơ chế này khi ban hành và triển khai thực hiện Bộ luật lao động. Trong mấy năm gần đây, các giới có quan tâm đang nỗ lực tìm giải pháp để cơ chế này có thể được hình thành rõ nét và vận hành có hiệu quả hơn vì mục tiêu quan hệ lao động lành mạnh và phát triển bền vững.

Về bản chất, cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động, là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ. Kinh tế thị trường càng phát triển, dân chủ xã hội càng được tôn trọng và bảo đảm... thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế ba bên tồn tại và phát triển. Với vai trò là người đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, công đoàn cần đảm bảo tốt cơ chế ba bên bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ.

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 30)