của pháp luật lao động
Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm bảo đảm chắc chắn rằng các quy định của pháp luật lao động được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ là hoạt động rất quan trọng để bảo vệ lợi ích NLĐ. Vai trò này được cụ thể hóa bằng quyền của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động ba bên, tại Khoản 2, Điều 7 Bộ Luật Lao động năm 2012 qui định:
Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người
sử dụng lao động. [10].
34
của Công đoàn bằng quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ:
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. 2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể. 3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động. 4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. 5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động. 6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. 7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm. 8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền. 9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động. 10. Tổ chức và lãnh đạo đình
công theo quy định của pháp luật.[50]
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 10/5/2013 Chính Phủ ban hành nghị định 43/2013/ NĐ – CP qui định chi tiết
35
thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Đây là một trong những nhóm quyền thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lý của tổ chức công đoàn.
Nội dung thẩm quyền này được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, An toàn vệ sinh lao động trong DN.... công đoàn có thể sử dụng nhiều hình thức để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, như: Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; yêu cầu NSDLĐ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động; Tiến hành đối thoại định kỳ hoặc đột xuất với NSDLĐ; phối hợp cùng NSDLĐ tổ chức Hội nghị NLĐ, Hội nghị cán bộ công chức theo quy định của pháp luật; Giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị NLĐ, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, các thỏa thuận đạt được qua đối thoại tại nơi làm việc và quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Về mặt đối tượng quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn rất rộng được qui định tại Nghị định số 43/2013/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực như: Hợp đồng lao động; kỷ luật lao động; việc làm; tiền lương; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội và những vấn đề khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ.
Công đoàn Việt Nam luôn coi trọng việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Các cấp công đoàn, nhất là CĐCS đi sâu vào đời sống công nhân, NLĐ, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của họ; kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ; kịp thời
36
tham gia với giới chủ đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết những mâu thuẫn này; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao dộng, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, lao động là nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Kiểm tra, giám sát là một trong những quyền quan trọng của tổ chức công đoàn nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ. Hơn nữa công đoàn cũng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của CNVCLĐ. Thực hiện tốt cơ chế đối thoại giữa NLĐ với NSDLĐ, chủ động tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ.
Kiểm tra, bảo vệ vừa là quyền, vừa là chức năng của đoàn. Hai quyền đó cùng song song tồn tại và hỗ trợ cho nhau. Bởi lẽ, khi công đoàn thực hiện quyền kiểm tra trong phạm vi chức năng của mình phát hiện những thiếu sót, sai phạm trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, kiến nghị góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ – Đối tượng yếu thế trong quan hệ lao động.
Công đoàn, một mặt có nhiệm vụ tham gia với Chính phủ xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; mặt khác giám sát hoạt động của Chính phủ. Việc kiểm tra giám sát phải dựa trên cơ sở khoa học, điều tra, phân tích tình hình việc làm và đời sống của NLĐ và tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Công đoàn tận dụng ưu thế của tổ chức mình quan hệ chặt chẽ với NLĐ, phản ánh với Nhà nước đưa ra kiến nghị hợp lý thúc đẩy việc soạn thảo pháp luật, hoàn thiện chính sách lao động. Vấn đề này được qui định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Công đoàn năm 2012.
Trong các DN, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được thực hiện thông qua việc xây dựng chế độ bình đẳng thương
37
lượng. Đây là nội dung quan trọng trong ký kết TƯLĐTT. Các vấn đề xúc tiến việc làm, bồi dưỡng nghề nghiệp cần trở thành điều khoản quan trọng để tạo điều kiện cho NLĐ nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của mình, đồng thời nâng cao nguồn lực của DN.
Tuy nhiên luật lại chưa có những qui định cụ thể về quyền kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn, cụ thể là chưa đưa ra một qui trình kiểm tra, giám sát có tính chất định kỳ hay qui trình kiểm tra trong những tình huống phát sinh cụ thể để tổ chức công đoàn thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thường xuyên và bài bản.