Khái niệm vai trò của công đoàn

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 27)

Vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển.

Trong chủ nghĩa tư bản, công đoàn có vai trò là trường học đấu tranh giai cấp. Công đoàn vận động, tổ chức công nhân, lao động đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động. Cuộc đấu tranh giai

22

cấp ngày càng gay gắt, biểu hiện từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, với mục đích là lật đổ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, vai trò của công đoàn được mở rộng hơn. Công đoàn là trường học lớn của CNVCLĐ. Là trường học quản lý, công đoàn giúp cho người công nhân, viên chức và lao động biết quản lý mà trước mắt là tham gia quản lý sản xuất, quản lý xí nghiệp, quản lý các công việc xã hội. Là trường học kinh tế, Công đoàn vận động công nhân, viên chức và lao động tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện các chính sách kinh tế, nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Công đoàn giáo dục công nhân, viên chức và lao động thái độ lao động mới. Vấn đề giáo dục lao động là một bước phát triển mới của vai trò công đoàn, và chỉ có trong chủ nghĩa xã hội. Cùng với giáo dục lao động công đoàn tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa, giáo dục lối sống, giáo dục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho công nhân, viên chức và lao động. Sự mở rộng vai trò của công đoàn là phù hợp với tính tất yếu khách quan, tính qui luật vận động và phát triển của tổ chức công đoàn, phù hợp với quy luật chung của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. [35, tr.5]

Trong môi trường lao động, sự hiện diện của công đoàn có tầm quan trọng đặc biệt. Là một tổ chức xã hội sinh ra trong quá trình phát triển công nghiệp của xã hội, công đoàn là sản phẩm tự nhiên của công nhân lao động. Tổ chức công đoàn ban đầu đơn giản chỉ là tổ chức được thành lập ra nhằm đấu tranh và hạn chế sự bóc lột của giới chủ chứ chưa phải là một tổ chức có nhiều quyền năng như ngày nay.

Cùng với sự phát triển của quá trình lao động và sinh hoạt xã hội, công đoàn dần chiếm được vị trí vai trò quan trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội cũng như trong đời sống của NLĐ.

23

Từ chỗ chỉ được thừa nhận ở phạm vi hẹp, ngày nay công đoàn được thừa nhận trong phạm vi toàn xã hội. Theo hiến pháp năm 1992, công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và NLĐ Việt Nam.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp

luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [50].

Như vậy, công đoàn, xét về phương diện xã hội – là một tổ chức xã hội, cũng như các tổ chức xã hội khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ được hình thành trước hết do nhu cầu của chính các thành viên mà họ tự nguyện lập ra. Vì vậy, tính chất quần chúng bao giờ cũng là tính chất lớn nhất của tổ chức công đoàn. Do đó, công đoàn có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong xã hội. Công đoàn không chỉ đại diện cho NLĐ, bảo vệ lợi ích cho NLĐ mà công đoàn còn đại diện cho họ tham gia vào quản lý kinh tế. Do đó mà pháp luật đã ghi nhận:

Công đoàn có quyền cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao đông khác, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ

24

Với sự thừa nhận của xã hội, của Nhà nước trên những phương diện khác nhau đã khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn – vừa là một tổ chức xã hội, vừa là một thực thể pháp lý. Nó cho ta thấy vai trò và tầm quan trọng của công đoàn đối với phong trào của giai cấp công nhân và những NLĐ; trong mối quan hệ với tổ chức khác và nhà nước. Đồng thời, vị trí, vai trò đó đã tạo ra những điều kiện pháp lý – xã hội cho toàn bộ hoạt động của công đoàn mà không phải bất cứ tổ chức xã hội nào cũng có được những điều kiện như vậy.

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 27)