Trong lĩnh vực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngườ

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 64)

động trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm hoặc đóng không đầy đủ. Vấn đề này muốn giải quyết triệt để ngoài việc kêu gọi sự tham gia nhiệt tình của công đoàn để thể hiện hết vai trò giám sát của mình thì luật cũng cần phải có những qui định rõ ràng nghiêm khắc đối với các DN trong những trường hợp cố tình làm trái các qui định của nhà nước về bảo hiểm của NLĐ, đồng thời Liên đoàn lao động cũng cần có những qui định và hình thức xử lý với CĐCS khi xảy ra vi phạm.

2.1.6. Trong lĩnh vực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động lao động

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức, chủ DN cần phối hợp chặt chẽ và thảo luận với công đoàn về chấp hành các pháp luật, chính sách lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần

của người lao động” (Điều 7, Nghị định số 133/HĐBT ngày

20/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về hướng dẫn thi hành luật công đoàn). Cụ thể hơn nữa tại Khoản 2, Điều 8 Luật Công đoàn năm 1990 qui định: “Công đoàn có trách nhiệm cùng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan chăm lo đời sống văn hóa, hoạt động thể dục, thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch cho người lao động.[49]

Bộ luật Lao động 2012 và cả Luật Công đoàn 2012 không qui định vấn đề này cụ thể, nhưng trong một số văn bản pháp luật hướng dẫn thì hành Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn có một số qui định về vai trò của tổ chức công đoàn liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ, cụ thể như: Điều 5, Nghị định 43/2013/ NĐ – CP của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ qui định công đoàn có quyền và trách nhiệm:

59

Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của người lao động, tham gia bằng văn bản với người sử dụng lao động trong việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Tổ chức giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; kiến nghị với người sử dụng lao động nội dung sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.[29]

Tiền lương là vấn đề rất quan trọng với NLĐ quyết định đến đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ. Muốn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ cần có sự can thiệp của công đoàn trong việc xây dựng bảng lương đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ. Đảm bảo cho NLĐ trong các DN được trả lương xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra, CĐCS cần chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, tổ chức lao động để góp ý với Ban giám đốc lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý. CĐCS có trách nhiệm cùng với NSDLĐ đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của NLĐ; chủ động kiến nghị với NSDLĐ trong việc tổ chức dạy nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp của công nhân lao động.

Vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ là trách nhiệm của các cấp công đoàn. CĐCS với tư cách là đại diện trực tiếp nhất của NLĐ, bàn bạc với NSDLĐ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm tiền lương cho NLĐ. Liên quan đến vấn đề này, Điều 6, Nghị định 43/2013/ NĐ – CP qui định về quyền và trách nhiệm của tổ chức CĐCS:

Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu

60

cầu người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động; Tiến hành đối thoại định kỳ hoặc đột xuất với người sử dụng lao động; phối hợp cùng người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị người lao động, Hội nghị cán bộ công chức theo quy định của pháp luật; Giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, các thỏa thuận đạt được qua đối thoại tại nơi làm việc

và quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật. [29]

Tại một số DN, Công đoàn đã có nhiều hành động, việc làm nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Tuy nhiên, những hoạt động đó chưa nhiều, đời sống công nhân lao động còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải tăng ca nhưng thu nhập vẫn thấp, lại phải thuê nhà ở, chi phí cho cuộc sống không đủ, đời sống tinh thần chưa được cải thiện. Đôi khi, do đời sống quá khó khăn cộng với sự thiếu hiểu biết pháp luật NLĐ có những hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật, điều đáng lẽ không xảy ra nếu như họ hiểu biết pháp luật và đấu tranh theo qui định của pháp luật. Liên quan đến vấn đề này Điều 7, Nghị Định 43/2013/ NĐ-CP cũng có những qui định về trách nhiệm của công đoàn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho NLĐ, cụ thể:

Công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động các nội dung quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thông qua hoạt

động của các cấp công đoàn.[29]

Khi tiền lương không đủ trang trải cuộc sống, sức khỏe không bảo đảm, NLÐ khó hoàn thành định mức công việc trong tám giờ quy định. Vì thế, họ

61

buộc phải rơi vào vòng xoáy tăng ca để có thêm thu nhập. Về lâu dài, sẽ tạo ra lớp người nghèo mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, đánh giá tác động của tăng giá đối với đời sống của người nghèo, người làm công ăn lương, thu nhập bình quân của NLÐ thường không theo kịp tốc độ tăng giá khi lạm phát xảy ra. Năm 2010, tiền lương của NLÐ trong các loại hình DN là 3,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,3% so với năm 2009. Trong đó, DN nhà nước có mức lương bình quân là 3,8 triệu đồng, tăng 8,6%; DN cổ phần có vốn đầu tư trong nước là 3,3 triệu đồng, tăng 10%; DN có vốn đầu tư nước ngoài là ba triệu đồng, tăng 11,1%; DN dân doanh là 2,7 triệu đồng, tăng 12,5%. Song, chỉ số giá sinh hoạt tăng ở mức 11,75%, nên tiền lương chỉ bảo đảm một phần tiền lương thực tế của NLÐ. Phần lớn đối tượng này là lao động phổ thông, lao động nhập cư có thu nhập thấp. Ngoài việc phải chịu chung mức tăng giá cả sinh hoạt như những người dân ở đô thị khác, tiền thuê nhà, điện, nước họ phải trả cao hơn từ 20 đến 30%. Lương quá thấp không tương xứng cường độ, thời gian NLÐ bỏ ra, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc đình công, ngừng việc tập thể. Theo Chủ tịch Tổng LÐLÐ Việt Nam Ðặng Ngọc Tùng, thu nhập của NLÐ tiếp tục tăng theo lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu của Chính phủ, nhưng do giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao nên giá trị tiền lương thực tế giảm, tiền lương tối thiểu không bù đắp kịp tốc độ của giá cả tiêu dùng, dẫn tới mức sống tối thiểu của NLÐ chưa bảo đảm như mục tiêu đã đề ra.

Rõ ràng, đời sống của công nhân lao động trong các DN hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Tổ chức công đoàn cần phải có các hoạt động cụ thể để góp phần giảm bớt những khó khăn cho NLĐ. Trên thực tế cho thấy khi CĐCS ở các DN biết quan tâm đến lợi ích của cơ sở, vì quyền lợi của NLĐ thì tiền lương và thu nhập của NLĐ được cải thiện rõ rệt. Giải quyết tốt được vấn đề tiền lương là tiền đề để giải quyết và thu hút NLĐ tham gia các hoạt

62

động khác như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi du lịch… từ đó sẽ nâng cao đời sống NLĐ trên mọi phương diện.

Một phần của tài liệu vai trò tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở việt nam hiện nay (Trang 64)