Thời nhà Minh, có một người tên là Vương Kính. Năm đó Vương Kính phải đi lính và đóng quân ở vùng biên cương xa xôi. Trong nhà hiện có 6 con bò mẹ không có người trông nom, chăn dắt. Trước khi đi, cậu gửi lại số bò này cho ông cậu là Lý Tiến nuôi hộ.
5 năm sau, Lý Tiến từ biên cương trở về nhà. Nghe bà con hàng xóm kể lại, được biết 6 con bò này đã đẻ ra 30 con bò con, Vương Kính vô cùng phấn khởi đến nhà ông cậu xin lại số bò trên. Ai ngờ, Lý Tiến lại nói số bò của cậu đã bị chết 2 con, nay còn 4 con thôi. Thấy ông cậu ngang ngạnh và tham lam, Lý Tiến kiện lên huyện lệnh.
Sau khi biết việc này, huyện lệnh cho người giam Vương Kính vào ngục, lại cho người đi bắt Lý Tiến. Lý Tiến vừa mới đến, huyện lệnh đã nghiêm giọng quở trách ngay: ”Bọn trộm đã thông đồng với nhà ngươi bắt trộm 30 con bò, hiện đang giấu ở nhà ngươi, có chuyện đó không? Mau nói ra ngay!“. Tiếp đó, ông lại lớn tiếng lệnh cho mang tên trộm lên phòng xử án để đối chất với Lý Tiến. Lúc này, nha dịch lấy quần áo bịt kín đầu Vương Kính và giải vào phòng xử án.
Việc này khiến Lý Tiến vô cùng lo sợ, vì tội danh ăn trộm còn nặng hơn lừa gạt lấy bò, Lý Tiến đành nói ra sự thật: ”30 con bò trong nhà tôi đều do bò mẹ của cháu ngoại đẻ ra. Nếu đại nhân không tin, có thể gọi cháu ngoại tôi đến làm chứng“.
Lúc này, huyện lệnh mới hạ lệnh cởi bỏ quần áo bịt đầu Vương Kính ra, chỉ vào Lý Tiến nói:
”Nếu nó là cháu ngoại của nhà ngươi, và sự việc đúng như ngươi đã thừa nhận, hãy mau mau trả lại bò cho nó“. Sau này, theo đề xuất của huyện lệnh, Vương Kính biếu cậu 2 con bò con để tỏ lòng biết ơn công lao cậu đã nuôi bò giúp.
* Nếu như huyện lệnh trước tiên trực tiếp tra hỏi Lý Tiến, có thể Lý Tiến sẽ không nhận tội. Huyện lệnh đã trực tiếp ghép tội rất nặng cho Lý Tiến. Để gỡ tội của mình, Lý Tiến đành phải nói ra sự thật. Trước lời nói dối của người khác, cách tốt nhất là không nên phản bác ngay mà tìm cách để tự họ thừa nhận mình đã nói dối.