Lão)
Kỷ Hiểu Lam là một đại học sỹ thời vua Càn Long nhà Thanh, ông đã từng được vua giao trọng trách biên soạn cuốn “Tứ khố toàn thư“. Một buổi trưa giữa mùa hè, thời tiết nóng nực, oi bức, Kỷ Hiểu Lam đánh bài liều, cởi bỏ quần áo ngoài, để hở đôi vai trần, ngồi trước bàn viết lách. Lúc đó, vua Càn Long bất ngờ đi đến. Thời xưa, quần áo mặc không chỉnh tề mà gặp vua thì sẽ bị khép vào tội khi quân (coi thường vua - ND). Kỷ Hiểu Lam không kịp mặc quần áo, bèn vội vàng chui tọt vào gầm bàn.
Thực ra, vua Càn Long đã sớm nhìn thấy vẻ lúng túng của Kỷ Hiểu Lam. Ông ra hiệu cho mọi người không được đánh động, sau đó đi đến bên bàn và ngồi xuống cạnh chỗ Kỷ Hiểu Lam lẩn trốn. Rất lâu sau đó, Kỷ Hiểu Lam nghe ngóng không thấy động tĩnh gì, vì rèm vải rủ xuống quây lấy chiếc bàn, nên Kỷ Hiểu Lam không nhìn thấy
những gì đang diễn ra ở bên ngoài, cứ tưởng Vua đã đi rồi nên khẽ hỏi: Ông lão đi chưa?“.
Càn Long nghe thấy vậy, vừa tức vừa buồn cười, quát: ”Nói láo! sao không mau chui ra, lại còn nằm trong đó?“. Kỷ Hiểu Lam đành chui ra và quỳ trước mặt vua. Vua Càn Long hỏi: ”Vì sao nhà ngươi gọi trẫm là ông lão?“ (lão đầu tử - ND). Kỷ Hiểu Lam do dự một lúc, rồi vội tâu: ”Bệ hạ là vạn tuế, nên thần gọi là “lão“; thần tôn bệ hạ là quân vương, đứng đầu một nước, trăm dân kính phục, đương nhiên phải là “đầu“; “tử“, có nghĩa là “thiên chi kiều tử“, tức là “con trời“. “Lão đầu tử” ở đây là một cách xưng hô tôn kính”. Nghe vậy, Vua Càn Long trong lòng rất lấy làm phấn khởi và không nhịn được cười, gật đầu nói: ”Kỷ ái khanh rất khá, trẫm tha tội cho!“.
* Sự thông minh, nhanh trí của Kỷ Hiểu Lam ai ai cũng biết tiếng. Do sơ ý, Kỷ Hiểu Lam đã có câu nói bất kính với vua. Song ông đã thông minh, nhanh trí giải thích được ý nghĩa của câu “Lão đầu tử“, không những được vua tha tội mà còn đem lại cho vua và quần thần một trận cười thoải mái.