Quốc quân nước Yến là Yến Chiêu Vương quyết chí xây dựng nước Yến ngày càng hùng mạnh lên. Thế rồi ông hạ quyết tâm đi mời nhân tài về giúp nước. Song, ông không sao tìm được nhân tài vừa ý mình. Có người kiến nghị Yến Chiêu Vương đến thỉnh giáo Quách Quỳ. Yến chiêu Vương tự mình đến nhà thăm Quách Quỳ, sau khi trình bày với Quách Quỳ ý định của mình, trước tiên Quách Quỳ kể cho ông ta nghe một câu chuyện:
Ngày xưa, có một ông vua rất muốn có một con ngựa thiên lý, thậm chí ông ta không tiếc của cho người hầu mang theo 2 ngàn lượng vàng đi ngàn dặm để mua lấy con ngựa thiên lý. Không ngờ rằng khi người hầu đến được nơi đó thì con ngựa thiên lý đã chết mất, người hầu đành dùng 2 ngàn lượng vàng ấy mua xương ngựa mang về.
Ông vua thấy vậy, nổi giận lôi đình mắng: “Cái trẫm cần là con ngựa còn sống, ai bảo ngươi dùng bao nhiêu tiền để mua xương ngựa về?”.
Người hầu bình tĩnh đáp: “Người ta nghe nói trẫm dám bỏ tiền mua xương ngựa, thì sao lại sợ không có người mang ngựa sống tới?“
Ông vua bán tín bán nghi, cũng không trách mắng người hầu nữa. Tin tức được truyền đi, mọi người đều biết quốc quân rất cấp thiết có con ngựa thiên lý. Chưa đến một năm sau, quả nhiên từ mọi nơi người ta đã mang ngựa thiên lý tốt đến. Sau khi kể xong câu chuyện trên, Quách Quỳ nói: “Đại vương nhất định phải chưng cầu hiền tài, ngại gì mà không coi ta như“ xương ngựa “để thử xem sao”.
Yến Chiêu Vương nghe theo lời gợi ý. Sau khi về nhà, ông lập tức cho người xây một ngôi nhà xinh đẹp để Quách Quỳ ở và tôn Quách Quỳ là thầy. Các nước có người tài nghe nói Yến Chiêu Vương thật sự chiêu nạp người tài, kéo nhau đến nước Yến. Dưới sự phò tá của hiền thần, nước Yến ngày càng hùng mạnh.
* Nghìn vàng mua xương ngựa để chứng tỏ lòng thành muốn tìm ngựa thiên lý; Quách Quỳ kể câu chuyện trên để nói với Yến Chiêu Vương một điều: phải coi trọng tri thức, tôn trọng người tài. Cần phải có hành động thực tế, mới làm cho mọi người tin tưởng, mới có thể thật sự thu hút nhân tài.