Năm 628 trước Công nguyên, Tần Mục Công phong con của Bách Lý Hề là Mạnh Minh Thị làm đại tướng, dẫn 300 cỗ xe ngựa, bí mật đánh nước Trịnh.
Tháng 2 năm sau, đại quân của nước Thái tiến vào vùng đất nước Hoạt (nay là tỉnh Hà Nam), bỗng có người ngăn cản đường đi. Người này nói là sứ thần của nước Trịnh phái tới, muốn gặp chủ tướng nước Tần. Mạnh Minh Thị giật mình hoảng sợ, đích thân đi gặp người tự xưng là đại thần kia, đồng thời hỏi ông ta đến để làm gì. Viên “đại thần“ kia nói: “Ta tên là Huyền Cao, quốc quân của chúng tôi nghe nói Tướng quân sắp đến nước Trịnh, có ý cử tôi đến úy lạo tướng sỹ của quý quân 4 tấm da thuộc và 12 con bò béo mập”.
Mạnh Minh Thị thấy sứ thần nướcTrịnh cố ý chạy tới uý lạo quân đội, điều này chứng tỏ nước Trịnh sớm đã có chuẩn bị, xem ra khó có thể đánh lén được.
Ông thu nhận những lễ vật mà Huyền Cao đem tặng, rồi bảo Huyền Cao: ”Chúng tôi không định đến quý quốc, các ông cứ yên tâm“. Sau khi Huyền Cao đi khỏi, Mạnh Minh Thị thuận đường tiêu diệt nước Hoạt, trở về nước Tần. Thật ra, Mạnh Minh Thị đã mắc mưu Huyền Cao. Huyền Cao chẳng qua chỉ là một tên lái trâu. Ông ta trên đường dắt trâu đi bán thì gặp quân Tần, thấy được ý định của quân Tần, nhưng lúc này nếu quay về báo cáo với nước Trịnh, e không kịp nữa rồi. Rất khôn ngoan, nhanh trí, một mặt ông ta giả vờ là sứ thần của nước Trịnh để lừa Mạnh Minh Thị, một mặt cho người ngay đêm đó báo với quốc vương nước Trịnh. Làm như vậy, Huyền Cao đã khéo léo tránh được một cuộc chiến tranh.
* Với kẻ địch lớn mạnh, không thể lấy trứng chọi với đá, nếu Huyền Cao liều mình với quân Tần, chắc chắn sẽ là lấy trứng trọi với đá. Trong trường hợp này, nếu đi báo tin cho nước Trịnh cũng không kịp. Huyền Cao mưu trí, thông minh đã giảvờ là sứ
thần của nước Trịnh để quân Tần nhầm tưởng rằng kế hoạch tập kích của họ đã bại lộ, đành phải rút quân về nước.