Một lần, vú nuôi của Hán Vũ Đế mắc lỗi. Sau khi biết chuyện này, ông ta vô cùng tức giận, chuẩn bị đầy cả nhà vú nuôi ra biên ải.
Người vú nuôi vội tìm đến Đông Phương Sóc cầu cứu. Sau khi nghe vú nuôi trình bày, ông nói với vú nuôi:
”Nếu bà muốn tôi giúp đỡ, thì phải tin tôi và làm theo lời tôi nói“.
Người vú nuôi gật đầu nghe theo. Đông Phương Sóc nói tiếp: Khi Hoàng thượng ra lệnh trừng phạt và sai Thị vệ kéo bà đi, bà không nói năng gì cả, chỉ chậm rãi đi ra ngoài, cứ đi được hai bước, bà lại quay đầu lại nhìn Hoàng thượng, đi tiếp hai bước nữa, bà lại quay đầu nhìn Hoàng thượng. Làm như vậy, may ra còn có một phần trăm
hy vọng được tha tội.” Ngày hôm sau, trên triều đường, Hán Vũ đế tuyên bố trước mọi người tội trạng của vú nuôi, sau đó lệnh cho thị vệ tả hữu mang bà đi. Người vú nuôi làm theo lời Đông Phương Sóc căn dặn, đi được hai bước bà lại quay đầu lại nhìn Hoàng thượng, nước mắt chảy đầm đìa. Lúcnày, đứng bên cạnh Hoàng thượng, Đông Phương Sóc hướng về phía vú em lớn tiếng mắng nhiếc: ”Cái bà già kia còn nhìn cái gì nữa! Hoàng thượng đã lớn khôn rồi, lẽ nào còn phải nhờ đến sữa của nhà ngươi nữa? Mau cút nhanh đi, còn điều gì luyến tiếc nữa! Thấy Đông Phương Sóc mắng nhiếc như vậy, trong lòng Hán Vũ Đế bỗng cảm thấy khó chịu. Ông ta nghĩ lại lúc nhỏ người vú nuôi này rất thương yêu ông, bây giờ lại đầy vú nuôi đến một nơi xa xôi, quả thật quá nhẫn tâm, thế rồi ông hạ lệnh giảm nhẹ tội cho vú nuôi.
Nhờ sự giúp đỡ của Đông Phương Sóc, người vú nuôi đã thoát nạn.
* So với việc trực tiếp chỉ ra lỗi lầm của người khác, việc chỉ ra bằng cách gián tiếp sẽ không làm người khác thấy phản cảm, cũng dễ dàng được mọi người tiếp thu. Đông Phương Sóc bề ngoài bảo vú em không cần để ý đến Hoàng đế, nhưng bên trong lại chỉ trích Hoàng đế vong ơn bộinghĩa, ông ta chỉ nói có hai câu đã khiến trái tim cứng rắn của Hán Vũ Đế phải mềm lòng và thay đổi ý định. Qua đó, chúng ta có thể thấy, trong cuộc sống thực tế, phê bình gián tiếp cũng có hiệu quả rất to lớn.