Bác sỹ nổi tiếng người Đức Giôn. Salaen không chỉ có y thuật cao siêu mà phương pháp dạy học theo cách gợi mở của ông đã được mọi người ca tụng hết lời.
Trong một giờ thực hành, Salaen bước vào lớp học. Trên ta ông cầm một chiếc cốc thuỷ tinh. Tất cả học sinh đều tò mò và đưa mắt nhìn. Salaen nghiêm túc nói: ”Là một bác sỹ thực sự cần phải có đủ hai phẩm chất sau: một là không đòi hỏi khắt khe sạch sẽ; hai là phải có khả năng quan sát nhạy bén. Một số bác sỹ khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường, thường thử mùi vị nước tiểu của bệnh nhân bằng chính miệng của mình“.
Nghe Salaen nói vậy, học sinh kinh ngạc bàn tán xôn xao. Salaen nói tiếp: ”Đây là một cốc nước tiểu của bệnh nhân đái tháo đường. “Nói xong, ông dùng một ngón tay trỏ nhúng vào trong cốc có nước tiểu, sau đó đưa vàomiệng. Phút chốc, phía dưới học sinh ầm lên. Salaen hỏi học sinh: ”Có ai lên thử không?“. Một học sinh hăng hái xung phong, bước lên bục giảng. Anh ta lấy ngón tay trỏ nhúng vào cốc, sau đó đưa lênmiệng thử, khuôn mặt bỗng lộ vẻ đau khổ.
Nhìn thấy học sinh làm như vậy, Salaen lắc đầu nói với anh ta: ”Dũng khí của em đáng được khen. Nhưng em nên biết, vừa nãy tôi đã dùng ngón tay trỏ nhúng vào trong cốc, nhưng khi thử tôi lại thử ngón tay giữa. Nghe Salaen giải thích như vậy, học sinh trong lớp cười ầm lên. Thông qua bài giảng này, họ đã ghi nhớ sâu sắc trong lòng hai tố chất mà thầy giáo đã giảng.
* Phương pháp dạy học của Salaen đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người. Câu chuyện này cho chúng ta thấy: dũng khí đương nhiên rất quan trọng, nhưng nếu không quan sát tỷ mỷ, đào sâu suy nghĩ thì không thể làm việc tốt được. Vì vậy, các bạn nhỏ trong cuộc sống hàng ngày phải bồi dưỡng thói quen biết quan sát, tích cực đào sâu suy nghĩ.