Đầu thế kỷ 19, quan hệ giữa nước Pháp và nước Áo rất căng thẳng. Để có thể giành thắng lợi trong chiến tranh một mặt, Napoleon phái thủ hạ dẫn một đội quân 10 vạn người đi kéo chủ lực của quân Áo, mặt khác ông bí mật xây dựng một đội quân dự bị. Nếu có được một đội quân dự bị, nước Pháp sẽ chiến thắng, điều đó là chắc chắn, không còn phải nghi ngờ gì nữa. Nhưng trên đất Pháp còn có rất nhiều gián điệp Áo, làm sao có thể giữ được bí mật?. Napoleon suy nghĩ, tìm đối sách. Vài ngày sau, ông đã có một giải pháp. Trước tiên, ở gần Thuỵ Sỹ, Napoleon cho thành lập một quân đoàn dự bị, đồng thời tuyên truyền rùm beng trên báo chí. Chiêu này xem ra quả nhiên
có hiệu quả. Hầu hết gián điệp vội mò đến đây để dò la tình báo. Nhưng những gián điệp này phát hiện, đội quân này chẳng qua chỉ là một đội quân gồm những binh sỹ già yếu, tàn tật và không có kinh nghiệm chiến đấu, hơn thế nữa, đội quân này kỷ luật rệu rã, một số người ngay cả quân phục cũng không có mà mặc. Sau khi những tin tình báo này được truyền đến Áo, đã gây ra một trận cười chế giễu. Trên đường phố của Áo thậm chí còn xuất hiện một bức tranh châm biếm: một đứa bé 12 tuổi đang dìu một quân nhân tàn phế với một chiếc chân giả, bức tranh này có tên “quân dự bị của Napoleon“. Nhưng trên thực tế, một đội quân dự bị thật sự, có sức chiến đấu mạnh mẽ đã lặng lẽ được thành lập ở biên giới Đông Nam nước Pháp. Đội quân này được trang bị tinh xảo hoàn mỹ, binh lính được huấn luyện thuần thục.
Sau khi chiến cuộc xảy ra, khi quân Áo tập trung tinh lực để đối phó với quân đoàn quân Pháp ở tuyến 1, thì đội quân dự bị đã thần tốc, bí mật xuất hiện ở hậu phương quân Áo. Cuối cùng quân Pháp giành toàn thắng.
* Để chuẩn bị xây dựng đội dự bị, Napoleon đã cố ý thành lập một đội quân rất kém để đánh lừa địch, đồng thời lặng lẽ, bí mật xây dựng một đội dự bị thật sự. Điều quan trọng nhất của mưu kế này ở chỗ đứng trước kẻ thù lớn mạnh, có thể ban đầu cố ý tỏ ra yếu đuối, để địch lơ là, chủ quan, từ đó lợi dụng thời cơ, tấn công lại địch.