- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
2. Các giải pháp cụ thể
2.9. Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch của Chính phủ
và trả lời ý kiến của các đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội (nếu có).
- Sau khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung dự thảo nghị định, nếu đồng ý thì thực hiện các quy trình còn lại về ban hành văn bản. Nếu không đồng ý một số nội dung, yêu cầu phải chỉnh sửa thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải chỉnh sửa, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không đồng ý cho Chính phủ ban hành thì Chính phủ phải dừng việc ban hành.
- Thủ tục ban hành và công bố nghị định được thực hiện theo đúng quy định về ban hành, công bố nghị định thông thường.
2.9. Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch của Chính phủ của Chính phủ
- Việc soạn thảo nghị quyết liên tịch: Chính phủ giao cho bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo những nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Chính phủ trong nghị quyết liên tịch.
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc biên tập, thảo luận về những nội dung cần đưa vào dự thảo nghị quyết và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tính hợp pháp của các quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Chính phủ trong văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.
- Dự thảo nghị quyết liên tịch của Chính phủ được lấy ý kiến đóng góp, ý kiến phản biện, thẩm định, thẩm tra và trình Chính phủ thông qua như đối với nghị quyết thông thường.
- Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký nghị quyết liên tịch với người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nghị quyết liên tịch hoặc được ký lần lượt tại các cơ quan.
- Thủ tục ban hành và công bố nghị quyết liên tịch được thực hiện theo đúng quy định về ban hành, công bố nghị quyết thông thường.