Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 68)

- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

1. Các giải pháp chung

1.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng pháp luật

pháp luật

Việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng pháp luật cần được tiến hành đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đối với các cơ quan nhà nước thì trước hết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến nhận thức: phải xây dựng chính sách thông qua pháp luật; không có pháp luật, không thể điều hành đất nước. Công tác quản lý nhà nước chỉ có hiệu quả trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đầy đủ, đặc biệt trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Các cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ cần quan tâm và có trách nhiệm với nhiệm vụ xây dựng pháp luật được Chính phủ giao. Công tác xây dựng pháp luật là công việc không nhiều người trong các bộ, ngành muốn tham gia vì đó là công việc khó khăn, vất vả trong khi yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ này về thời gian và chất lượng lại rất cao, do đó các bộ, ngành cần thực sự coi trọng công tác xây dựng thể chế; quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý ngành cho các cán bộ tham gia công tác xây dựng pháp luật của bộ, ngành mình.

Đối với nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác, cần thay đổi quan niệm coi việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chỉ là công việc của nhà nước mà cần thấy rằng, việc cần tham gia và được tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ là để bảo vệ

quyền lợi của mình; họ cần tham gia vào quy trình này một cách chủ động với nhiều vai trò khác nhau như là thành viên Ban soạn thảo, phản biện độc lập, góp ý kiến vào dự thảo, thậm chí là nguồn sáng kiến đề xuất xây dựng văn bản. Một xã hội chủ động như thế sẽ làm nền tảng cho việc tuân thủ pháp luật nghiêm minh, khắc phục tình trạng phổ biến hiện nay là người dân thường phàn nàn về chính sách ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và họ thường lấy đó làm lý do biện minh cho việc không thi hành văn bản.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)