Hoàn thiện các quy định pháp luật về công tác thẩm định, thẩm tra

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 85)

- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

2.6.Hoàn thiện các quy định pháp luật về công tác thẩm định, thẩm tra

2. Các giải pháp cụ thể

2.6.Hoàn thiện các quy định pháp luật về công tác thẩm định, thẩm tra

thẩm tra

Hiện nay, nhiều quy định pháp lý về hoạt động thẩm định, thẩm tra còn thiếu và chưa hợp lý, do đó cần hoàn thiện những nội dung sau:

- Kết hợp thẩm định và thẩm tra bằng cơ chế thẩm tra tập thể.

- Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết, nghị định cần được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Việc thẩm tra phải được thực hiện ở giai đoạn trước khi trình Chính phủ thông qua, không thẩm tra lần cuối sau khi Chính phủ đã thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định.

- Ban hành Quy chế thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm của Chính phủ, trong đó cần làm rõ một số nội dung sau:

+ Quy định rõ thời hạn thẩm tra.

+ Quy định Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm tra để thẩm tra độc lập về các nội dung của dự thảo. Thành phần hội đồng thẩm tra gồm đại diện Bộ Tư pháp, cán bộ của Ban Xây dựng pháp luật, các đơn vị chuyên môn có liên quan của Văn phòng Chính phủ, có thể mời một số chuyên gia, các nhà khoa học tuỳ theo từng dự án.

+ Phạm vi thẩm tra: xem xét, phân tích, đánh giá về toàn bộ nội dung và ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản của dự thảo nghị quyết, nghị định.

+ Kết quả thẩm tra phải thể hiện bằng văn bản để bổ sung vào hồ sơ gửi cho các thành viên Chính phủ. Yêu cầu này nhằm tăng thêm ý thức trách nhiệm của tổ chức thẩm tra và đồng thời qua đó, có cơ sở để ràng buộc trách nhiệm pháp lý của tổ chức thẩm tra về ý kiến và chất lượng thẩm tra của mình trước Chính phủ.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 85)