Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 52)

- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

2.1.4.Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định

2. Thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

2.1.4.Thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định

pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định trước khi trình Chính phủ để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật.

Hội đồng thẩm định do Bộ Tư pháp thành lập để thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do Bộ Tư pháp soạn thảo.

Phạm vi thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự thảo văn bản bao gồm: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; sự phù hợp của nội dung văn bản đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản đối với hệ thống pháp luật; sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tính khả thi; việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp có đóng góp khá lớn trong công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ như góp phần nâng cao chất lượng văn bản soạn thảo, đảm bảo tiến độ thông qua, trình ký văn bản và đặc biệt góp phần đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác thẩm định cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao chất lượng thẩm định như:

- Về giá trị pháp lý của văn bản thẩm định: Nguyên tắc cơ bản của công tác thẩm định là mang tính chất tư vấn. Chính phủ có thể theo hoặc không theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Ý kiến tư vấn của cơ quan thẩm định không có nhiều ảnh hưởng đối với cơ quan chủ trì soạn thảo; tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định là quyền của cơ quan chủ trì soạn thảo; không có chế tài đối với việc không tiếp thu ý kiến thẩm định. Điều này làm hạn chế giá trị của hoạt động thẩm định mặc dù thẩm định của Bộ Tư pháp là thủ tục bắt buộc trong quy trình xây dựng, ban hành

văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

- Về chất lượng thẩm định: Chất lượng thẩm định nhiều dự thảo văn bản chưa cao dẫn đến không ít quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo vẫn bị bỏ sót khi trình lên Chính phủ; nội dung thẩm định còn nặng về hình thức, chưa có tính phản biện và lập luận khoa học về nội dung các dự thảo; nội dung thẩm định phiến diện, xuôi chiều, chưa đi sâu vào nội dung và tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản, chưa đáp ứng được yêu cầu mang tính chuyên sâu, làm cơ sở giúp Thủ tướng Chính phủ định hướng thảo luận trong các phiên họp Chính phủ để quyết định các vấn đề quan trọng hoặc các vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước [9, tr.46]. Văn bản thẩm định còn dập khuôn một cách máy móc, không cần thiết những nội dung như sự cần thiết ban hành văn bản, tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản...; trong văn bản còn dùng quá nhiều các trạng từ thể hiện sự không chắc chắn của ý kiến thẩm định như: tuy nhiên, về cơ bản, theo chúng tôi thì, chúng tôi cho rằng mà đáng lẽ phải viết: chúng tôi khẳng định rằng.

- Đội ngũ chuyên gia thực hiện công tác thẩm định còn mỏng, thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên sâu một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau nên công tác thẩm định thường gặp nhiều khó khăn; trong khi đó cơ chế mời chuyên gia thẩm định chưa được quy định rõ và không khả thi. Phải đến khi Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì cơ chế mời chuyên gia mới được pháp luật quy định.

- Quy trình phối hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo với cơ quan thẩm định và các bộ, ngành có liên quan còn chưa tốt; việc tổ chức phối hợp thẩm

định giữa các cơ quan trong Bộ Tư pháp chưa chặt chẽ nên thời gian thẩm định còn kéo dài so với yêu cầu.

- Chất lượng dự thảo khi gửi đến Bộ Tư pháp để thẩm định còn thấp, có những dự án, dự thảo khi gửi đến Bộ Tư pháp còn nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành; nội dung cũng như hình thức dự thảo chưa được chỉnh lý, soạn thảo công phu, do đó Bộ Tư pháp phải mất khá nhiều thời gian đề góp ý về diễn đạt, ngôn ngữ pháp lý, kỹ thuật soạn thảo các điều, khoản cụ thể, điều này cũng làm chậm tiến độ thẩm định.

- Việc pháp luật quy định Hội đồng thẩm định do Bộ Tư pháp thành lập để thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo là chưa khách quan. Bởi vì, Hội đồng thẩm định này do Bộ Tư pháp lựa chọn, thoả thuận và thành lập từ Chủ tịch Hội đồng thẩm định đến các thành viên của Hội đồng. Do đó, nội dung thẩm định trong một số trường hợp chưa đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 52)