- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
2. Thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
2.2.3. Nguyên nhân của những nhược điểm trong việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính
quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
- Về thể chế: những hạn chế trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ có những nguyên nhân về nhược điểm của thể chế như đã phân tích, nhận xét ở mục 1 Chương này.
- Chậm bổ sung các quy định để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
- Về tổ chức thực hiện quy trình:
+ Việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các bộ, ngành trong quá trình soạn thảo còn chưa quyết liệt, thường xuyên ngay từ giai đoạn đầu. Trách nhiệm của các thành viên Chính phủ chưa cao khi tham gia các phiên họp Chính phủ đối với dự thảo văn bản.
+ Thủ trưởng các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản chưa quan tâm đúng mức đến công tác này. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, tổ chức trong quá trình xây dựng văn bản còn thiếu chặt chẽ và không đồng bộ.
- Về nhân lực: Đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật còn yếu về trình độ, kỹ năng xây dựng pháp luật, phân tích chính sách, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ trình Chính phủ thông qua dự thảo văn bản.
- Chưa hình thành được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các ngành luật, về các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành, về luật quốc tế. Vì vậy, các cán bộ, công chức khi soạn thảo, thẩm định, thẩm tra có rất ít tài liệu để so sánh, đối chiếu nhằm đảm bảo sự phù hợp, thống nhất, đồng bộ của văn bản với đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chương 3