Thành lập Ban soạn thảo

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)

- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

2.1.2.Thành lập Ban soạn thảo

2. Thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

2.1.2.Thành lập Ban soạn thảo

Thực tiễn việc thành lập các Ban soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:

Thứ nhất, về thành phần Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ. Theo quy định Điều 60 Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật, Điều 9 Quyết định số 03/2007/QĐ-TTg thì thành phần Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ phải bao gồm đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Tuy nhiên trên thực tế, có những cơ quan chủ trì soạn thảo không thành lập Ban soạn thảo mà chỉ giao cho một hoặc một số chuyên viên đảm nhiệm công việc soạn thảo văn bản hoặc có thành lập Ban soạn thảo nhưng không đảm bảo thành phần như quy định.

Thứ hai, do chế độ làm việc kiêm nhiệm nên các thành viên trong Ban soạn thảo thường không xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia soạn thảo. Với tư cách thành viên Ban soạn thảo, họ có nhiệm vụ xây dựng dự thảo văn bản khách qua, khoa học, phù hợp với thực tiễn. Còn với tư cách là người đại diện của một cơ quan, họ phải cân nhắc rất nhiều đến lợi ích của cơ quan chủ quản của mình [7, tr.129]. Bên cạnh đó, các thành viên Ban soạn thảo đôi khi không được tạo điều kiện đầy đủ về thời gian, điều kiện làm việc cũng như họ không thực sự chú tâm và coi trọng công việc tham gia soạn thảo văn bản dẫn đến không huy động được hết khả năng, trí tuệ của các thành viên đối với dự thảo văn bản.

Thứ ba, sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào Ban soạn thảo còn rất hạn chế, nguyên nhân là do không được cơ quan chủ trì soạn thảo mời hoặc có tham gia nhưng nhiều khi không bảo vệ được quan điểm khoa học của mình.

Thứ tư, về kỹ thuật tổ chức công việc. Các Ban soạn thảo chưa xây dựng được một kế hoạch tổng thể và chi tiết để hình dung và xác định những nội dung cụ thể cần phải thảo luận trước và mục đích phải đạt được tại các cuộc họp tiếp theo. Vì thế, các cuộc họp của Ban soạn thảo còn hình thức, có

những vấn đề cuộc họp này vừa thảo luận, kết luận nhưng đến lần sau lại tiếp tục, lại quay lại vấn đề ban đầu .

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 45)