Thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)

- Chính phủ thông qua khi quá nửa thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.

2.1.6.Thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định

2. Thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ

2.1.6.Thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định

Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định theo quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thông qua nghị quyết, nghị định theo các thủ tục nói trên là rất ít vì hàng năm Chính phủ phải ban hành hàng trăm nghị định, hàng chục nghị quyết và thông qua hàng chục dự án luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cùng hàng trăm đề án khác nhau phục vụ cho hoạt động chấp hành và điều hành. Hơn nữa, mỗi tháng Chính phủ họp phiên họp thường kỳ kéo dài hai hoặc ba ngày để thảo luận, giải quyết rất nhiều vấn đề, vì vậy, không phải tất cả các nghị quyết, nghị định của Chính phủ đều được thông qua theo thủ tục quy định tại Điều 64 nói trên. Để giải quyết khó khăn này, Văn phòng Chính phủ đã có sáng kiến trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ, trong đó, dự thảo nghị quyết, nghị định được Văn phòng Chính phủ tóm tắt những vấn đề chính, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để các thành viên Chính phủ cho ý kiến. Sau khi các thành viên Chính phủ cho ý kiến, nếu vấn đề nào mà đa số thành viên Chính phủ (50% + 1 phiếu) tán thành hoặc không tán thành thì Văn phòng Chính phủ gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh lý và đưa ra quan điểm của mình để giải trình với Thủ tướng Chính phủ. Nếu các thành viên Chính phủ không còn có ý kiến khác nhau đối với dự thảo nghị quyết, nghị định thì coi như dự thảo đó đã được Chính phủ thông qua.

Việc thông qua dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ trong thời gian qua cho thấy các thành viên Chính phủ đôi khi chưa thực sự làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với tư cách là một lá phiếu trong việc quyết

Một phần của tài liệu Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 59)