Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 61)

- Các TTHC đã được rà soát và có phương án đơn giản hóa TTHC

2.3.1. Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và

lý luận nhà nước và pháp luật thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

Với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vấn đề cải cách hành chính, trong đó có cải cách TTHC

luôn được nhấn mạnh qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc với tư cách là một trong những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm. Từ năm 1994 đến nay, thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật triển khai cải cách TTHC trên toàn quốc, thể hiện tính đồng bộ nhất quán và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc cải cách TTHC.

- Dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, tác giả nhận thấy cải cách TTHC trong tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số nội dung sau:

+ Việc triển khai thực hiện cải cách TTHC giúp chúng ta nhận thấy rằng: lý luận về TTHC, về cải cách TTHC phải xuất phát từ thực tiễn, từ chính những quan hệ hành chính phát sinh trong đời sống xã hội mà đối tượng liên quan mật thiết, là đối tượng nhận kết quả của quan hệ hành chính chính, là những người dân (cá nhân, tổ chức) và đối tượng thực hiện các TTHC đó chính là những cán bộ, công chức nhà nước. Những kết luận từ thực tiễn đó đã được các nhà làm luật đúc kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu… để nâng lên thành luật và quay trở lại điều chỉnh các quan hệ hành chính phát sinh.

+ Việc rà soát, thống kê và thực thi cải cách TTHC đã làm cho các TTHC được quy định chặt chẽ, cụ thể hơn. Đặc biệt, các TTHC đã ngày càng thể hiện rõ mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước (các Sở, ban, ngành) với tổ chức và cá nhân. Đây là mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, thể hiện:

Một là, thái độ của các cơ quan hành chính nhà nước đối với công

dân. Các cơ quan hành chính nhà nước vừa là tổ chức công quyền quản lý công dân bằng pháp luật, vừa là công cụ hữu hiệu nhất bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan hành chính nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất theo quy định của pháp luật; bảo đảm mọi điều kiện thuận lợi cho công dân thật sự

được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.

Hai là, thái độ của tổ chức và công dân đối với các cơ quan hành

chính nhà nước. Công dân với tư cách vừa là chủ thể của quyền lực nhà nước, vừa là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước (nhà nước của dân, do dân, vì dân) nên công dân có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mình được hưởng các quyền và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Ba là, các TTHC được xây dựng mới, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng

cải cách phù hợp với xu thế hội nhập, với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đồng thời, các quy định đó cũng đáp ứng được yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Có thể nói, TTHC và quá trình cải cách TTHC như một cách thức thực hiện việc củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và giữa các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng với công dân, tổ chức. Củng cố mối quan hệ nhằm ngăn ngừa tệ nạn lạm quyền dẫn đến xâm phạm quyền công dân và tùy tiện đặt ra các nghĩa vụ vô lý cho công dân hoặc cản trở công dân thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng mà nhà nước quy định. Tăng cường mối quan hệ này, giúp dân phát huy quyền làm chủ, phát huy tinh thần lao động sáng tạo, bảo đảm cho mọi công dân đều có khả năng và cơ hội như nhau để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày một công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công cuộc cải cách TTHC như là một công cuộc "dọn đường", tạo môi trường kinh doanh hợp pháp và người dân sống trong một môi trường pháp lý trong sạch, lành mạnh.

- Tuy hệ thống TTHC và cải cách TTHC hiện nay tương đối đồng bộ và thống nhất, đặc biệt áp dụng tại UBND tỉnh Ninh Bình nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số " khiếm khuyết" pháp luật, một số vấn đề cấp thiết đòi hỏi cần phải tiếp tục thực hiện kế hoạch đơn giản hóa TTHC trong những giai đoạn tiếp theo:

+ Theo Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, thì nhiệm vụ cải cách TTHC, trong đó có việc Dự thảo trình Quốc hội ban hành Luật về TTHC - đơn vị thực hiện là Văn Phòng Chính phủ, dự kiến thời gian hoàn thành là tháng 8/2008; nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có Luật về thủ tục hành chính, để từ đó nghiên cứu, đánh giá, kết luận như một ngành khoa học pháp lý (khoa học luật thủ tục hành chính) và có một quan điểm thống nhất về TTHC. Như vậy, việc triển khai thực hiện từ trung ương tới địa phương chưa được thực hiện, chưa có Luật, chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì UBND tỉnh Ninh Bình chưa thể triển khai thực hiện được.

+ Theo Đề án 30 thì nội dung Tiểu đề án 1 với thời gian thực hiện từ tháng 01/2007 đến 31/12/2010. Thời gian Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ Dự án Luật về Đơn giản hóa TTHC trước ngày 20/10/2008, trình Dự thảo Nghị định về đơn giản hóa TTHC trước 20/8/2008. Nhưng đến nay, tháng 10/2010 vẫn chưa có dự thảo. …Như vậy, ngay từ trung ương, việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo điều hành về công tác đơn giản hóa TTHC chưa xong thì chưa thể triển khai xuống tỉnh được và tỉnh vẫn tiếp tục thực hiện các văn bản dưới luật một cách thụ động và luôn trong trạng thái chờ văn bản trung ương hướng dẫn chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)