0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Về soạn thảo và ban hành văn bản nói chung và của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 87 -87 )

- Các TTHC đã được rà soát và có phương án đơn giản hóa TTHC

3.3.1.1. Về soạn thảo và ban hành văn bản nói chung và của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng

nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng

- Xác định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo và ban hành các văn bản về TTHC và cải cách TTHC.

Thông tư 96/BT ngày 31/5/1994 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết 38/CP đã xác định thẩm quyền xử lý các TTHC đã phân loại chỉ ở hai cấp chính quyền là: Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nào thì chịu trách nhiệm xử lý thủ tục hành chính về các vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực ấy. Những thủ tục hành chính liên quan đến nhiều Bộ, ngành thì Bộ, ngành có chức năng chính phải thảo luận, thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan để ban hành thành quy định Liên Bộ. Trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành ở Trung ương ủy nhiệm cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định một số thủ tục thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định [49].

Quy định trên không chỉ đảm bảo chất lượng và sự thống nhất của TTHC mà còn để hạn chế khả năng các cơ quan nhà nước tùy tiện trong việc soạn thảo, ban hành các TTHC gây phiền hà, phức tạp cho quá trình giải quyết công việc của nhân dân. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của UBND được thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, UBND năm 2004.

Các TTHC được thể hiện dưới hình thức quy phạm pháp luật có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân. Khi soạn thảo văn bản, các cơ quan cần tăng cường trao đổi thông tin, lấy ý kiến về dự thảo các quy phạm TTHC của các ngành, lĩnh vực, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp, lấy người dân và tổ chức là trung tâm của TTHC và cải cách TTHC.

Như vậy, giải pháp ngay từ khâu đầu tiên của quá trình cải cách TTHC là giai đoạn soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định các TTHC phải đảm bảo chất lượng, quy định rõ ràng, chi tiết, dự liệu tối đa các tình huống, dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, đảm bảo tính ổn định; đồng thời phải loại trừ việc hướng dẫn thi hành hay đặt ra một TTHC khác một cách tùy tiện từ phía những người thực hiện. Tập trung ban hành ở một cấp, trung ương (Chính phủ), địa phương (UBND tỉnh) nhưng phân cấp soạn thảo, tổ chức thực hiện ở cấp huyện, xã.

- Hoàn thiện một hệ thống TTHC thống nhất trong cả nước (từ trung ương đến địa phương) và tại tỉnh Ninh Bình.

Gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, nền hành chính nhà nước là một thể thống nhất không thể tách rời, mỗi cơ quan nhà nước là một bộ phận đảm bảo cho hệ thống đó được vận hành nhịp nhàng, hiệu quả. Do đó, các quy định về TTHC ngoài việc là một công cụ quản lý hành chính nhà nước, quản lý chính

nội bộ cơ quan mình thì nó cũng là phương tiện để cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định. Trong mỗi một ngành, lĩnh vực có các quy phạm TTHC khác nhau áp dụng tại các địa phương khác nhau nhưng đều có chung một đối tượng quản lý là cá nhân, tổ chức và có chung lĩnh vực thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, đòi hỏi các quy định TTHC phải là một hệ thống thống nhất trong phạm vi cả nước và tại tỉnh Ninh Bình thì các quy định từ tỉnh đến các cấp huyện xã cũng phải là một hệ thống thống nhất theo quy định chung với nguyên tắc tập trung.

UBND tỉnh trực tiếp ban hành hoặc đề nghị các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ quan cấp trên có thẩm quyền ban hành văn bản bổ sung các TTHC còn thiếu, thay thế những thủ tục đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp hoặc loại bỏ các thủ tục gây phiền hà rắc rối cho người dân, tổ chức.

Giải pháp này sẽ giải quyết dứt điểm được thực trạng chồng chéo, mâu thuẫn nhau của các quy định về TTHC nhưng lại đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có tâm khi làm việc và quyết định, có tầm nhìn chiến lược và cách làm dân chủ khi soạn thảo ban hành văn bản để không đi "chệch đường ray" hệ thống TTHC, góp phần giảm bớt sự lãng phí tiền của và thời gian của nhà nước, tổ chức, cá nhân, đảm bảo tính ổn định hiệu quả lâu dài cho các TTHC.

- Cần tiếp tục đơn giản hóa TTHC với mục tiêu: dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ thực hiện.

Xuất phát từ nhu cầu xã hội và trình độ dân trí của nước ta và tỉnh Ninh Bình hiện nay, thì ngay từ giải pháp này, các TTHC sắp ban hành phải đến được với người dân, dễ dàng khi tiếp cận, tiếp cận được rồi thì phải dễ hiểu, dễ thực hiện. Tiêu chí này không chỉ cần thiết cho người dân, tổ chức mà còn cần thiết cho chính những cán bộ, công chức - là những người thực hiện các TTHC.

Còn đối với các TTHC đã được ban hành thì trong quá trình cải cách TTHC, cần hướng theo mục tiêu trên và xác định rõ "đơn giản hóa TTHC vì

cá nhân, doanh nghiệp", thay đổi tư duy nhận thức từ "xin cho" sang "phục vụ" người dân.

Cụ thể, đơn giản hóa TTHC thể hiện ở một số khía cạnh:

+ Giảm số cấp thực hiện TTHC: cơ quan hành chính cấp trên phân công, phân cấp, ủy quyền quản lý theo quy định để cấp dưới (xã, phường, thị trấn) giải quyết một số TTHC khi đủ điều kiện thực hiện. Đồng thời, với các TTHC bắt buộc phải giải quyết từ 02 cấp trở lên thì nên tổ chức thực hiện theo mô hình "một cửa liên thông" thống nhất một đầu mối nhận, trả hồ sơ, giúp cho cá nhân, tổ chức không phải đi lại nhiều, tiết kiệm chi phí. Ví dụ: giảm thiểu thời gian đi lại của người dân tại các cơ quan UBND cấp huyện, Kho bạc huyện, cơ quan Thuế và UBND cấp xã trong quá trình thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong quá trình thực hiện TTHC này.

+ Giảm các loại giấy tờ, điều kiện để giải quyết công việc hành chính. + Rút ngắn thời gian giải quyết công việc.

- Việc soạn thảo, ban hành, sửa đổi, bổ sung các TTHC cần thể hiện tính dân chủ công khai. Cụ thể là: cần lấy ý kiến của nhân dân, đặc biệt với các loại TTHC ở cấp xã là loại thủ tục sát dân nhất, nhằm đảm bảo tính ổn định và khả thi của TTHC khi được ban hành. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang webside cổng thông tin điện tử của các tỉnh thành phố trong cả nước đã có phần lấy ý kiến góp ý của công dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung TTHC và cải cách TTHC. Đây là việc làm thiết thực và là giải pháp hữu hiệu cần tiếp tục duy trì và phát huy cho giai đoạn cải cách TTHC tiếp theo. Tuy nhiên trong quá trình lấy ý kiến của các đối tượng trong xã hội, cần vừa quan tâm đến việc đảm bảo nguyên tắc dân chủ vừa phải đảm bảo được tính hợp hiến, hợp pháp tránh tình trạng cục bộ địa phương như vì lợi ích địa phương nên đã dẫn đến tình trạng phá rào trong chính sách thu hút đầu tư tại một số tỉnh trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH (Trang 87 -87 )

×