Các giải pháp xuất phát từ người dân, tổ chức (doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 96 - 97)

- Các TTHC đã được rà soát và có phương án đơn giản hóa TTHC

3.3.2.Các giải pháp xuất phát từ người dân, tổ chức (doanh nghiệp)

3.3.2.1. Người dân

- Thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ của người dân: nhận thức của người dân là một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay trong công cuộc cải cách TTHC bởi xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí, môi trường sống của người dân ở từng địa phương… đã ảnh hưởng đến nhận thức về yêu cầu cấp thiết của cải cách TTHC mang lại lợi ích kinh tế, đảm bảo quyền công dân, thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước. Đây là đối tượng quản lý đặc biệt góp phần vào sự thành công của công cuộc cải cách TTHC.

- Thay đổi thói quen và tâm lý làm việc với các cơ quan nhà nước: việc thay đổi thói quen và tâm lý làm việc với cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền "theo kiểu cũ" của người dân, trước đây khi đến cơ quan hành chính nhà nước, vẫn theo tâm lý của những năm 1980, người dân thường muốn gặp trực tiếp lãnh đạo để giải quyết, không gặp nhân viên bởi họ cho rằng chỉ cần gặp lãnh đạo là mọi việc được giải quyết nhanh, gọn, họ có kết quả luôn nên khi hình thành Bộ phận một cửa thì một bộ phận người dân đi thẳng gặp lãnh đạo mà không quan tâm đến các quy định "một cửa","một cửa liên thông". Bên cạnh đó, còn một số người dân có thói quen là chỉ quan tâm đến nhu cầu giải quyết công việc cho bản thân mình mà không quan tâm đến kế hoạch làm việc và lịch tiếp dân tại Bộ phận một cửa, họ cho rằng chỉ cần đến Bộ phận một cửa cộng với sự quen biết thì công việc được giải quyết rất nhanh, họ không quan tâm đến các yêu cầu về nội dung, thành phần hồ sơ…nên khi bị trả lời là chưa đủ điều kiện để tiếp nhận và giải quyết thì họ cho rằng công chức ở Bộ phận một cửa đã gây khó khăn, làm nhỡ việc của họ, thậm chí không nghe những hướng dẫn giải thích… những thói quen nhận thức lạc hậu đó đã ảnh hưởng rất lớn tới thái độ ứng xử, chấp hành các quy trình giải quyết công việc hành chính, tạo áp lực cho cán bộ công chức.

- Cần đa dạng hóa loại hình tuyên truyền các quy định TTHC và cải cách TTHC để thay đổi nhận thức, thói quen và nâng cao trình độ dân trí: ngay từ khâu đầu tiên của soạn thảo ban hành TTHC, nhà nước cần lôi kéo sự tham gia của người dân để họ nhận thức đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. Công tác tuyên truyền về TTHC và cải cách TTHC bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng dân trí và địa phương như dùng hình ảnh, báo hình, thông qua các già làng trưởng bản, mềm hóa các nội dung cần tuyên truyền (điện ảnh, văn nghệ), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cải cách TTHC …

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 96 - 97)