Mục tiêu Đề án

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 33)

- Phân loại dựa trên quan hệ công tác (tính chất công việc được tiến

1.2.2.1. Mục tiêu Đề án

- Hoàn cảnh ra đời Đề án 30: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ được chia làm 2 giai đoạn thực hiện:

+ Giai đoạn I (2001-2005) với nhiệm vụ trọng tâm: xác định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành

chính từ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tới UBND các cấp; thực hiện xong về cơ bản việc phân cấp chức năng và thẩm quyền về quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính công đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp… Trong thời gian này, về cải cách TTHC, Chính phủ tập trung thông qua công tác rà soát, sửa đổi và bãi bỏ những TTHC không phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Để thực hiện được các nội dung trên, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện và thông qua nhiều biện pháp như cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về TTHC.

Báo cáo tổng kết giai đoạn I (2001 - 2005) bên cạnh những kết quả đạt được thì TTHC vẫn còn nhiều phiền hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, vẫn còn tư tưởng bao cấp cục bộ, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra đôn đốc thực hiện…

+ Giai đoạn 2 (2006 - 2010): trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy nhanh; tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; sự cạnh tranh vì lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản trong thương mại với các nước ngoài và đang phát triển. Nền kinh tế nước ta đang ở trình độ thấp, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu… đòi hỏi nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) rất nặng nề. Để thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010), đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và để thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, lấy cá nhân và tổ chức làm trung tâm, hoàn thành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010. Ngày 27/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010 (Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg), trong đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch

là xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước - đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.

Đề án 30 ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II (2006 - 2010), đã đánh dấu sự chuyển biến nhận thức, tư duy về nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; sự chuyển biến tư duy về dịch vụ công, về lấy nhân dân làm trung tâm của cải cách TTHC; đồng thời là cơ sở nền tảng cho việc thực hiện cải cách TTHC phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta sau này.

- Mục tiêu của Đề án 30:

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí [7].

Đề án 30 ra đời nhằm thống kê để công bố công khai các TTHC đang được áp dụng tại bốn cấp chính quyền (trung ương, tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương, huyện - quận, xã), tiến hành rà soát để đơn giản hóa các TTHC và các quy định có tính liên quan đã được thống kê theo ba tiêu chí như: sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp pháp.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)