Bối cảnh ra đời Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 28 - 31)

- Phân loại dựa trên quan hệ công tác (tính chất công việc được tiến

1.2.1.1. Bối cảnh ra đời Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001

nhà nước giai đoạn 2001 - 2010

Vào những năm 1980, chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986); với quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó có chủ trương cải cách về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI có đoạn:

xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Tăng cường bộ máy của nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năng quản lý hành chính - kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội [16].

Chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước được tiếp tục ghi nhận trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991):

Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh

giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý [17].

Trong những năm 1992, 1993 và đặc biệt tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), Đảng ta đã quán triệt chủ trương:

… Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật …; xúc tiến cải cách hành chính. Đổi mới và tăng cường hệ thống hành pháp cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động. Phát huy vai trò điều hành của bộ máy hành pháp. Xây dựng quy chế công chức, chế độ trách nhiệm công vụ. Tổ chức đào tạo lại cán bộ, viên chức trong bộ máy nhà nước, bảo đảm tính liên tục của nền hành chính [18].

Thể chế hóa đường lối của Đảng và xuất phát từ thực trạng các TTHC chỉ đơn thuần là thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân và tổ chức do nhiều ngành, nhiều cấp quy định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận tiện của cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng của người dân; Bên cạnh đó, việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công việc giữa các cơ quan, thậm chí tự đặt ra các thủ tục, các khoản phí, lệ phí không đúng thẩm quyền hoặc thu phí và lệ phí quá mức quy định, không niêm yết công khai cho nhân dân biết các quy định của nhà nước; nhiều cán bộ công chức khi tiếp và giải quyết công việc của dân còn cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu. Đây là một đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân và là khâu đột pháp của công cuộc cải cách nền hành chính nước ta. Theo Nghị quyết số 38/CP thì mục tiêu và yêu cầu của cải cách một bước TTHC là phải đạt được chuyển biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết công việc của công dân và tổ chức, cụ

thể phải phát hiện và xóa bỏ những TTHC thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp, đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức, xây dựng và thực hiện các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà nước, đồng thời vẫn bảo đảm được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật. Nội dung chính của công cuộc cải cách giai đoạn từ 1994, 1995, 1996 - 2000 tập trung vào ba nội dung lớn là: cải cách thể chế của nền hành chính; chấn chỉnh tổ chức và các mối quan hệ trong bộ máy hành chính; xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức hành chính và chế độ công vụ.

Đến năm 2001, công cuộc cải cách nền hành chính đã thu được những kết quả nhất định như: đổi mới về tổ chức và phương thức điều hành, quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nhiều thuận lợi cho các tổ chức và công dân trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vấn đề cải cách nền hành chính vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự được giải quyết như: văn bản pháp luật ban hành nhiều, chưa có tính khả thi, chất lượng kém; cải cách TTHC còn mang tính tình thế, thử nghiệm, chưa có tính tổng quát và hệ thống; đội ngũ cán bộ công chức chưa thực sự được cải thiện về trình độ nghiệp vụ và thái độ giải quyết công việc; việc công khai hóa các TTHC chưa được quan tâm đúng mức… Trước những vấn đề còn tồn tại trên, một lần nữa đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội.

Tại Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001), bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa thì Đảng ta đã

đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp, tách quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục cải cách TTHC; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng. Với chủ trương đó, Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã ra đời. Đây là lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ đã có một chương trình có tính chiến lược dài hạn, xác định rõ bốn lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.

Như vậy, từ những năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương về cải cách nền hành chính nhà nước. Qua các thời kỳ, quan điểm về cải cách nền hành chính có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Theo Nghị quyết 38/CP thì vấn đề cải cách TTHC đã được đặt ra cụ thể, đến năm 1995, cải cách TTHC lại là một phần trong nội dung cải cách thể chế của nền hành chính và đến Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, thì nội dung cải cách TTHC lại vẫn nằm trong lĩnh vực cải cách thể chế nhưng được định hướng cụ thể và dài hạn hơn.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)