- Các TTHC đã được rà soát và có phương án đơn giản hóa TTHC
3.2.2. Tiếp tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa những quy định thủ tục hành chính
định thủ tục hành chính
Việc đánh giá tác động của các TTHC là để bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành hoặc duy trì các TTHC thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất.
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã phối hợp triển khai, thực hiện công tác rà soát, đánh giá để đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung đơn giản hóa TTHC theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi theo hướng tạo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá tác động của TTHC trong xã hội, các cơ quan soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về TTHC sẽ phải chứng minh với các cấp có thẩm quyền và xã hội về sự cần thiết của việc ban hành các quy định về TTHC sau khi đã xác định rõ phương án hợp lý, với chi phí và rủi ro thấp nhất cho các đối tượng tuân thủ TTHC.
3.2.3. Tiếp tục thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính nhƣ một trong những nhiệm vụ trọng trong giải quyết thủ tục hành chính nhƣ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thủ tục hành chính
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/CP và Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003, Quyết định số 93/2007/NĐ-CP ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo nguyên tắc: TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; công khai các TTHC, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân; nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả; bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
Trong thời gian qua, việc áp dụng cơ chế này đã đạt được những kết quả nhất định, tạo chuyển biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, được đông đảo nhân dân đồng tình, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao. Với tinh thần đó, việc tiếp tục thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết TTHC tại tỉnh Ninh Bình được coi là phương hướng thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, để cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" thực sự là biện pháp hữu hiệu trong cải cách TTHC nhằm giải tỏa những bức xúc của người dân, tổ chức góp phần đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thì cần tập trung vào một số nội dung:
- Đầu tư đảm bảo trang bị thiết bị, cơ sở vật chất tối thiểu cho bộ phận một cửa, một cửa liên thông tại ba cấp chính quyền ở địa phương (cho các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã).
- Mở rộng lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Các cơ quan đơn vị, rà soát các quy định cũ để đề xuất trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung phù hợp kịp thời. Bên cạnh đó, cần kiện toàn nhân sự tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông (bố trí cán bộ, công chức có chuyên môn phù hợp làm việc).
- Mở rộng triển khai thực hiện phần mềm một cửa điện tử cấp huyện. Sở thông tin và truyền thông thực hiện công tác khảo sát để có phương án trình UBND tỉnh ra quyết định triển khai kịp thời đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch.