Về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 93)

- Các TTHC đã được rà soát và có phương án đơn giản hóa TTHC

3.3.1.3. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính

hành chính và cải cách thủ tục hành chính

- Xây dựng và duy trì hoạt động một cách có hiệu quả cơ chế giám sát việc thực hiện các TTHC.

Các TTHC đã được ban hành và công khai nhưng trong quá trình thực hiện công việc, một bộ phận công chức vẫn còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn cho các cá nhân và tổ chức khi đến giải quyết các công việc hành chính, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau họ tìm cách buộc đương sự phải "đi cửa sau" hoặc "đi đêm" với các công chức để được nhận hồ sơ giải quyết công việc. Lợi dụng cơ chế giám sát chưa chặt chẽ, một số công chức thực hiện một số hành vi như: yêu cầu đương sự phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ, "ngâm" hồ sơ… Để khắc phục tình trạng này, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, bộ phận một cửa, một cửa liên thông đã được UBND tỉnh thành lập và đưa vào thực hiện tại cơ quan hành chính ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) thậm chí còn được thí điểm mở rộng thực hiện tại một số đơn vị sự nghiệp có giao dịch nhiều với công dân như Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bộ phận một cửa đã hình thành nên cơ chế giám sát của nhiều bên đối với cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ: giữa công dân với

công chức (công dân có thể biết được các TTHC mà công chức sẽ thực hiện

bộ phận một cửa, thông qua sự cam kết về trách nhiệm giải quyết công việc và thời hạn giải quyết công việc ghi trong phiếu hẹn trả kết quả mà công chức tại bộ phận một cửa phải cấp cho người dân khi nhận hồ sơ để giải quyết);

giữa lãnh đạo với công chức chuyên môn (thông qua sổ sách theo dõi do công

chức thuộc văn phòng theo dõi tại bộ phận một cửa, lãnh đạo cơ quan có thể biết được công chức nào nhận giải quyết bao nhiêu công việc trong tuần, đã hoàn thành và trả được kết quả cho dân đúng hẹn hay chưa và nếu sai hẹn thì nguyên nhân là tại sao? Đây cũng chính là một kênh quan trọng để lãnh đạo cơ quan đánh giá năng lực làm việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức dưới quyền); giữa công chức với công chức trong cùng cơ quan (bộ phận một cửa thường có nhiều công chức cùng trực một ngày để tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ công việc, vì vậy công chức chuyên môn không thể tùy tiện không nhận các hồ sơ hợp lệ hay không trả kết quả khi đã đến hạn ghi trong phiếu hẹn khi không có lý do chính đáng). Chính vì tính hiệu quả của Bộ phận một cửa trong việc giám sát giải quyết các TTHC tại các cơ quan nhà nước nên Bộ phận này cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp thường xuyên, tránh tình trạng hoạt động hình thức hoặc hoạt động cầm chừng thiếu hiệu quả.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác cải cách TTHC.

Việc các cơ quan cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cấp dưới từ khâu xây dựng kế hoạch cho tới khâu tổ chức thực hiện sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa kế hoạch của cấp trên và cấp dưới, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm lệch lạc của cấp dưới trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách TTHC. Việc kiểm tra nên được tiến hành thông qua cả hai hình thức: kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch và

kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra theo kế hoạch sẽ tạo ra nề nếp trong công tác

kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, hình thức kiểm tra này chủ yếu mang tính hướng dẫn, phát hiện và uốn nắn các sai phạm mang tính bề nổi của cấp dưới (kiểm tra xem có triển khai các nội dung trong kế hoạch đã được cấp

trên phê duyệt hay không? Có hướng dẫn cấp dưới tổ chức thực hiện các ý kiến chỉ đạo của cấp trên hay không? Có bố trí đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ làm việc trong lĩnh vực cải cách hành chính hay không?....); Việc kiểm tra đột xuất chủ yếu nhằm mục đích phát hiện sai phạm để uốn nắn hoặc xử lý. Hình thức kiểm tra này giúp cho những công chức trong quá trình thừa hành công vụ nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính, hạn chế sai phạm, nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các yêu cầu về TTHC.

- Xây dựng các chính sách khen thưởng và kỷ luật thỏa đáng, kịp thời đối với các nội dung công việc liên quan đến công tác cải cách TTHC.

Các chính sách khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác cải cách TTHC và các biện pháp kỷ luật đối với những công chức có vi phạm trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến công tác cải cách TTHC còn rất thiếu và rất yếu. Các quy định này nằm rải rác ở rất nhiều văn bản khác nhau nên rất khó áp dụng để thưởng hoặc để phạt, chính sự thiếu và yếu của các quy định về khen thưởng và kỷ luật trong lĩnh vực cải cách TTHC này là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, thiếu hiệu quả trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng. Để khắc phục tình trạng này UBND tỉnh Ninh Bình cần phải có kiến nghị với các cơ quan cấp trên như Quốc hội, Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ… sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của Luật thi đua khen thưởng cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản liên quan đến công tác cải cách TTHC theo hướng: làm rõ quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể làm công tác cải cách TTHC, trên cơ sở đó có hình thức khen thưởng kịp thời, thỏa đáng những cá nhân, tập thể có thành tích, đồng thời xử lý nghiêm khắc những người có hành vi vi phạm trong quá trình triển khai, thực hiện công tác cải cách TTHC.

- Đầu tư nguồn lực tài chính tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ cải cách TTHC.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đầu tư nguồn lực cho việc xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác cải cách TTHC như xây dựng mới hoặc mở rộng địa điểm làm việc của Bộ phận một cửa các cấp đặc biệt là Bộ phận một cửa tại UBND cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh, trang bị thiết bị tin học cũng như đưa vào sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc cải cách TTHC. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận một cửa các cấp. Những nguồn đầu tư trên đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách TTHC tại UBND tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ các nguồn đầu tư tài chính trên vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt là nguồn đầu tư cho công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng tại các sở, ban ngành và UBND các xã ở các khu vực nông thôn. Cùng với việc tăng cường nguồn lực tài chính, UBND tỉnh Ninh Bình cũng cần quan tâm tới việc sử dụng các nguồn lực đó đúng mục đích tránh tình trạng sử dụng kinh phí cải cách TTHC phục vụ cho các mục đích khác: dùng kinh phí xây dựng Bộ phận một cửa để xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc; sử dụng kinh phí kiểm tra phục vụ cho việc tham quan…

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)