- Tình hình triển khai giai đoạn II của Đề án 30 (từ tháng 7/2009 4/2010): thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số
2.2.2. Kết quả cải cách thủ tục hành chính giai đoạn
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ công tác Đề án 30 đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn tỉnh và làm việc miệt mài tâm huyết để thực hiện thành công giai đoạn II của Đề án 30 (giai đoạn rà soát TTHC). Theo đánh giá của Tổ công tác Đề án 30 thì đây là giai đoạn khó khăn, có tính chất quyết định cho sự thành công của Đề án.
- Kết quả chung: rà soát sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp của 1555 TTHC đang được áp dụng trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra kiến nghị đơn giản hóa đối với 1129 TTHC, đạt 72,6% (vượt chỉ tiêu 42,6%), trong đó:
+ Kiến nghị đơn giản hóa 57 TTHC thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh (sửa đổi, bổ sung 14 TTHC, hủy bỏ 43 TTHC).
+ Kiến nghị đơn giản hóa 1.072 TTHC không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh (sửa đổi, bổ sung 1.016 TTHC, thay thế 28 TTHC, hủy bỏ 28 TTHC). - Kết quả triển khai thực hiện Đề án 30 giai đoạn II đối với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã được phân công: các lãnh đạo các Sở, ngành trực thộc tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã đề cao công tác rà soát TTHC, bố trí cán bộ có năng lực thực hiện việc rà soát, kết
thúc giai đoạn II 100% đơn vị kiến nghị đơn giản hóa vượt chỉ tiêu 30% số TTHC. Các đơn vị đã mạnh dạn đưa ra các ý kiến kiến nghị đối với số lượng lớn TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình như: Sở lao động thương binh và xã hội kiến nghị đơn giản hóa 95,5%; Sở y tế kiến nghị đơn giản hóa 93,9%; Sở Giao thông vận tải kiến nghị đơn giản hóa 91%; Sở thông tin và truyền thông kiến nghị đơn giản hóa 90,6%; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị 89,1%; Sở Nội vụ kiến nghị 81,8%.
Bên cạnh chỉ tiêu về số lượng, các Sở cũng mạnh dạn đưa ra kiến nghị có chất lượng nhằm tiết kiệm chi phí, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp như: kiến nghị bỏ thủ tục chứng thực đối với một số giấy tờ trong hồ sơ, bỏ thủ tục xác nhận vào đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Xây dựng; Sở kế hoạch đầu tư …); kiến nghị sửa đổi quy định về thời gian và phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề y tư nhân, từ đó kiến nghị hủy bỏ thủ tục gia hạn đối với chứng chỉ đố (Sở y tế); kiến nghị hủy bỏ thủ tục khảo sát hoạt động khoáng sản, thủ tục cấp giấy phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường…để tiết kiệm chi phí cho cá nhân, doanh nghiệp và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan (Sở tài nguyên và môi trường).
Ngoài những kiến nghị trên, kết thúc giai đoạn rà soát, Tổ công tác Đề án 30 và các đơn vị rà soát còn phát hiện và kiến nghị với UBND tỉnh bãi bỏ những thủ tục đang được áp dụng đơn lẻ tại địa phương không còn phù hợp với quy định hiện hành, như bãi bỏ 36 TTHC trong lĩnh vực đất đai được áp dụng riêng tại thị xã Tam Điệp; đồng thời đề nghị UBND thị xã Tam Điệp áp dụng thủ tục chung trong lĩnh vực quản lý đất đai theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đất đai. Tổ công tác Đề án 30 cũng kiến nghị với UBND tỉnh bãi bỏ những văn bản ban hành không đúng thẩm quyền, những văn bản hành chính thông thường nhưng chứa đựng nội dung quy phạm pháp luật áp dụng chung.
- Để có phương án đơn giản hóa các văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh (các văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 về việc thông qua phương án đơn giản hóa TTHC thực hiện trên địa bàn tỉnh Nình Bình và Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 về việc thông qua phương án đơn giản hóa TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh. Quyết định đã đưa ra những phương án đơn giản hóa TTHC, những văn bản cần hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Đồng thời, UBND tỉnh đã giao cho các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã có liên quan dự thảo văn bản thực thi ngay phương án đơn giản hóa những TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh được thông qua phương án đơn giản hóa TTHC theo hướng một văn bản sửa nhiều văn bản đối với những TTHC cần hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung được quy định trong các văn bản của UBND tỉnh.
+ Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh có phương án đơn giản hóa: 64 thủ tục; trong đó: sửa đổi, bổ sung - 14 thủ tục; bãi bỏ, hủy bỏ: 40 thủ tục.
+ Tổng số văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc ban hành mới: 14 văn bản. Trong đó: sửa đổi, bổ sung - 4 văn bản; bãi bỏ, hủy bỏ: 6 văn bản; ban hành mới - 4 văn bản.
- Công tác cải cách các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở lao động thương binh và xã hội là một minh chứng sinh động cho việc triển khai thực hiện giai đoạn rà soát, đề nghị đơn giản hóa TTHC, cụ thể như sau: [45]
+ Tổng số TTHC công bố: 71 thủ tục +Tổng số TTHC rà soát: 66 thủ tục
+ Tổng số TTHC không rà soát: 05 thủ tục + TTHC giữ nguyên: 3 thủ tục
+ Số TTHC đề nghị đơn giản hóa thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh ban hành: sửa đổi, bổ sung - 01 thủ tục; bãi bỏ, hủy bỏ - 01 thủ tục
+ Số TTHC đề nghị đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh ban hành: sửa đổi, bổ sung - 54 thủ tục; bãi bỏ, hủy bỏ - 2 thủ tục; thay thế - 5 thủ tục
+ Tổng số thủ tục kiến nghị đơn giản hóa: 63 thủ tục + Tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa: 95,5%
Với kết quả rà soát trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội đã cho thấy Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hướng dẫn nghiệp vụ của Tổ công tác Đề án 30 của tỉnh trong việc tổ chức rà soát TTHC. Thông qua giai đoạn rà soát TTHC đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức các cấp, đồng thời giúp cán bộ, công chức hiểu biết về tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp của TTHC.