Mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới với thủ trưởng cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 76)

dưới với thủ trưởng cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại hành chính

Từ trước đến nay, mặc dù đã có nhiều sự thay đổi nhưng về cơ bản thì việc giải quyết khiếu nại hành chính vẫn được thực hiện theo hệ thống thứ bậc, tương ứng với việc giải quyết khiếu nại lần đầu và lần giải quyết khiếu nại tiếp theo là thẩm quyền giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước từ cấp dưới lên cấp trên.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, quá trình giải quyết khiếu nại được tiến hành qua hai cấp. Trong quá trình đó, nếu người khiếu nại không đồng ý thì có thể kiện ra tòa án ngay sau cấp giải quyết khiếu nại đầu tiên. Nhưng, thường thì vụ việc vẫn được theo đuổi qua hai cấp, vì thực tế công dân (người khiếu nại) vẫn muốn tìm một giải pháp "ôn hòa" và

được hơn là tìm cách khiếu kiện tại tòa án. Hơn nữa việc khiếu nại theo con đường hành chính có phần bớt tốn kém hơn so với kiện tụng.

Về mặt pháp luật, mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với thủ trưởng cấp trên nảy sinh trong hai trường họp chủ yếu sau:

- Trường hợp thứ nhất: Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, nhưng người khiếu nại không đồng ý và khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên yêu cầu giải quyết tiếp. Trường hợp này tương đối phổ biến và cơ chế giải quyết mối quan hệ cũng tương đối rõ ràng, thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên phải thụ lý để giải quyết khiếu nại. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể yêu cầu cấp dưới báo cáo nội dung vụ việc, các căn cứ pháp lý và thực tiễn của quyết định giải quyết bị khiếu nại, những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết… Thủ trưởng cơ quan cấp trên cũng có thể yêu cầu cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc cho mình để có thêm căn cứ xem xét, giải quyết.

- Trường hợp thứ hai: Khi đã quá thời hạn luật định mà thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước vẫn không trả lời hoặc không ban hành quyết định giải quyết, thì người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại lên cấp trên yêu cầu giải quyết. Trường hợp này cũng không ít trong thực tế và việc giải quyết khó khăn hơn rất nhiều. Về nguyên tắc nếu câp dưới quá thời hạn không giải quyết thì cấp trên phải thụ lý giải quyết. Quy định này nhằm để công dân vượt qua khỏi sự trì trệ vô trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Thế nhưng trên thực tế thì việc để quá thời hạn không giải quyết là rất nhiều. Tình trạng này dẫn tới những hậu quả sau.

Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên quá tải nên rồi chính cơ quan hành chính nhà nước cấp trên cũng vi phạm thời hiệu;

Có thể cấp dưới vì thiếu trách nhiệm, do có khó khăn hoặc vì một lý do nào đó không muốn giải quyết đã "vô ý" để quá thời hạn và buộc cấp trên phải giải quyết theo luật định.

Vậy thì phải xử lý mối quan hệ này như thế nào để vừa bảo đảm nguyên tắc về thời hạn giải quyết khiếu nại do luật định, và đồng thời phải bảo đảm vụ việc của người dân được xem xét, giải quyết đúng thời hạn? Đây là vấn đề hết sức nan giải. Cần phải có một cơ chế xử lý thật nghiêm đối với người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại mà cố tình không giải quyết khiếu nại. Việc khiếu nại quá thời hạn chưa được giải quyết cần phải nhìn nhận trên từng tình huống nhất định để có cách thức xử lý mềm dẻo khác nhau: nếu như cấp dưới chưa giải quyết vì những lý do khách quan thì cấp trên đôn đốc cấp dưới giải quyết và nêu rõ lý do khách quan đó với người khiếu nại; nếu việc quá thời hạn do những nguyên nhân chủ quan thì cấp trên cần thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, dù thế nào, thì quá trình giải quyết qua nhiều cấp hành chính nhà nước như hiện nay cần phải được coi là một trong những bất cập lớn của Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính của chúng ta hiện nay. Để khắc phục tình trạng này cần phải có những thay đổi cơ bản trong Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay. Điều này sẽ được bàn trong Chương III của Luận văn..

Vấn đề đặt ra là việc xác định trách nhiệm của người bỏ quá thời hạn giải quyết khiếu nại. Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành quy định vấn đề này như sau: Người khiếu nại có quyền kiến nghị lên cấp trên của người đã không giải quyết khiếu nại để xem xét kỷ luật người đó (khoản 2, Điều 43). Quy định này có vẻ như thể hiện quyền dân chủ của công dân, đồng thời tỏ rõ kỷ cương hành chính cần được đảm bảo. Tuy nhiên, một loạt vấn đề về tính khả thi của quy định này được đặt ra như nếu cán bộ, công chức vi phạm thì xử lý kỷ luật theo quy định nào? Đến nay vấn đề này pháp luật cán bộ, công chức quy định vấn đề này khá chung chung, chưa được hướng dẫn cụ thể. Đối với

người đứng đầu cơ quan hành chính thì hiện nay pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước cũng chưa có cơ chế xử lý hiệu quả, Thủ tướng có xử lý kỷ luật chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thế nào? Chủ tịch tỉnh xử lý chủ tịch huyện thế nào… đây là cơ chế mà pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước ta cần phải có những hoàn thiện hơn về cơ chế xử lý trách nhiệm này, tránh tình trạng "trên bảo dưới không nghe". Đây là vấn đề liên quan đến lý thuyết tổ chức bộ máy nhà nước, lý thuyết quản lý hành chính. Do vậy, việc lựa chọn phương án để đảm bảo các nguyên tắc tổ chức nhà nước xã hội chủ nghĩa chắc hẳn không dễ dàng nhưng cung không phải là không giải được.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)