Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 95)

Nguyên tắc của Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính

Luật phải được xây dựng dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nguyên tắc khách quan, độc lập trong toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại hành chính;

- Nguyên tắc bình đẳng về quan hệ giữa người khiếu nại với người bị khiếu nại;

- Nguyên tắc minh bạch trong giải quyết khiếu nại hành chính;

- Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của luật sư trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại hành chính;

- Nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh của cơ quan hành chính nhà nước đối với khiếu nại;

- Nguyên tắc bảo đảm kỷ luật công vụ, trách nhiệm của công chức trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính.

Những nguyên tắc này cần phải được cụ thể hóa thành những điều luật cụ thể, thể hiện khả năng thực thi trên thực tế của những nguyên tắc này chứ không chỉ là những tuyên bố chính trị, không có tính cụ thể, không thực thi được. Nói một cách khác, các nguyên tắc trên mới chỉ trả lời được câu hỏi phải làm gì? Từ câu hỏi này ta phải đi trả lời câu hỏi phải làm bằng cách nào?

Các nguyên tắc của Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính cần được ghi nhận, xác lập và thực hiện nhằm những mục đích sau đây:

Luật khiếu nại, tố cáo cần phải được xây dựng theo hướng mở rộng tối đa và tạo điều kiện tốt nhất để công dân thực hiện được quyền khiếu nại của mình theo đúng tinh thần của Hiến pháp, cụ thể:

- Công dân có thể khiếu nại các quyết định hành chính hay việc làm của cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại về việc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời hạn mà pháp luật quy định;

- Quy định quyền của công dân khiếu nại các văn bản có tính chất quy phạm của các cơ quan nhà nước khi cho rằng, văn bản đó không hợp pháp (không đúng thẩm quyền, ban hành không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, có nội dung không phù hợp với văn bản cao hơn, có mục đích không phù hợp, không xuất phát từ lợi ích công, không hợp thời và có thể gây hại cho đối tượng bị quản lý là các cơ quan, tổ chức, cá nhân…);

- Mở rộng tối đa việc ủy quyền khiếu nại của công dân bằng cách cho phép công dân có thể ủy quyền cho bất cứ ai có đủ năng lực hành vi dân sự thay mặt mình để khiếu nại hành chính;

- Công nhận sự tham gia đầy đủ của luật sư vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính; khẳng định quyền của luật sư làm đại diện cho người khiếu nại trong mọi vụ việc theo yêu cầu, nguyện vọng của người khiếu nại;

- Quy định trách nhiệm chứng minh vụ việc thuộc về công chức, cơ quan hành chính bị khiếu nại.

Thứ hai, minh bạch hóa quá trình giải quyết khiếu nại

- Đối thoại là một nguyên tắc được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại chứ không chỉ là việc "gặp gỡ đối thoại" một hai lần ít ỏi như hiện nay và giao cho cơ quan được thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước giao thẩm tra, xác minh, kết luận vụ việc khiếu nại thực hiện việc đối thoại;

- Quy định nguyên tắc về sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người khiếu nại trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại;

- Tạo cơ hội trình bày, trao đổi, cung cấp tài liệu của các bên liên quan, đặc biệt của người khiếu nại;

- Dự thảo kết luận thẩm tra, xác minh phải được công bố, gửi cho các bên liên quan;

- Dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho các bên liên quan;

- Tạo cơ hội trao đổi về nội dung trong dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại;

- Thống nhất và tăng thêm thời hiệu khiếu nại hành chính;

- Quy định về tiêu chí, điều kiện rõ ràng để thực thi việc bồi thường cho người dân khi bị thiệt hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc

giải quyết khiếu nại

Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại cần phải được xây dựng theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, công chức giải giải quyết khiếu nại hành chính; tăng cường kỷ luật công vụ trong giải quyết khiếu nại, cụ thể:

- Tăng cường chức năng, quyền hạn cho cơ quan Thanh tra theo hướng là cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính;

- Phân định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính giữa cơ quan Thanh tra hành chính và cơ quan Thanh tra chuyên ngành;

- Cơ quan Thanh tra cấp trên sẽ giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp mình; Thanh tra Chính phủ sẽ giải quyết những khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng bị khiếu nại;

tính khách quan, độc lập, và tính chuyên nghiệp của cơ quan Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại hành chính.

Thứ tư, xây dựng quy trình hoàn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại

hành chính

Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính phải xác lập một quy trình hoàn chỉnh, thống nhất cho công tác giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng đơn giản, cụ thể, vì sự thuận lợi của người dân khi thực hiện quyền khiếu nại của mình, cụ thể:

- Ghi nhận quy trình tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại hành chính một cách rõ ràng;

- Cụ thể hóa các bước tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại hành chính;

- Quy định những gì được coi là chứng cứ để làm cơ sở giải quyết vụ việc khiếu nại dựa trên lý thuyết về chứng cứ;

- Quy trình ban hành kết luận thanh tra vụ việc khiếu nại hành chính; - Quy trình ban hành quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính.

Thứ năm, đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành

chính

Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính và các luật khác liên quan đến công tác giám sát trong lĩnh vực này cần được xây dựng theo hướng đổi mới cơ chế giám sát giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng:

- Quy định rõ ràng từng bước của cả quy trình giám sát công tác giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch;

- Quy định về hiệu lực của các kết luận giám sát; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính tiếp thu, xử lý, tuân thủ kết luận giám sát;

giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Chẳng hạn, Quốc Hội chỉ thực hiện việc giám sát vĩ mô, nghĩa là đánh giá chung tình hình thực thi pháp luật khiếu nại, định ra những định hướng chung, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại. Không để Quốc Hội, các cơ quan của Quôc Hội sa đà vào việc đánh giá, xem xét lại vụ việc khiếu nại cụ thể.

- Phân loại chủ thể giám sát thành hai nhóm: Những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm giám sát theo luật định và những cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giám sát trên cơ sở tự nguyện;

- Không quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm giám sát theo luật định. Đối với những thiết chế giám sát trên cơ sở tự nguyện, cần khẳng định quyền giám sát và quy định rõ thủ tục giám sát của những thiết chế này. Chủ thể giám sát tự nguyện nên là các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và mọi công dân quan tâm;

- Quy định về mối quan hệ phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền giám sát theo luật định;

- Quy định rõ trách nhiệm cá nhân, nghĩa vụ của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và những người được phân công phụ trách công tác giám sát;

- Quy định cụ thể chế tài đối với cá nhân, cơ quan không đáp ứng các kiến nghị, kết luận đúng pháp luật của cơ quan giám sát.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)