Giai đoạn từ năm 1980 đến nay

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 29)

Từ năm 1980 đến năm 1998

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Công sản Việt Nam đã vạch ra đường lối, chính sách để xây Nhà nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cần có Hiến pháp mới nhằm xác định thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cụ thể hóa đường lối của Đảng phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

So với Hiến pháp 1959, thì Hiến pháp 1980 quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể, chi tiết hơn. Điều 73, Hiến pháp 1980 ghi nhận:

Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.

Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng.

Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo [14].

Cụ thể hóa Hiến pháp 1980 và nhằm đáp ứng được yêu cầu giải quyết khiếu nại, ngày 27 tháng 11 năm 1981 Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định về việc xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tiếp đó Chính phủ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc xét giải quyết các khiếu nại của công dân như:

Nghị định số 58/HĐBT ngày 29 tháng 03 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thông tư số 02/TTr ngày 04 tháng 5 năm 1983 của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng.

Chỉ thị số 176/CT ngày 03 tháng 7 năm 1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc kiểm điểm việc thực hiện Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tuy nhiên, qua gần mười năm thực hiện Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã bộc lộ những mặt hạn chế như:

- Chưa quy định những nguyên tắc pháp lý của việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

- Phạm vi điều chỉnh quá rộng dẫn đến việc khiếu nại tràn lan, vượt cấp, không đúng thẩm quyền.

Vì vậy, ngày 02 tháng 5 năm 1991 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân được Hội đồng Nhà nước ban hành để thay thế Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981. Đây là một bước tiến mới trong việc hoàn thiện cơ chế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Để thực thi Pháp lệnh, ngày 28 tháng 01 năm 1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.

Từ năm 1998 đến nay

Sau hơn năm năm thực thi, Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân tỏ ra không đáp ứng được việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, ngày 02 tháng 12 năm 1998 Quốc đã ban hành Luật Khiếu nai, tố

cáo. Năm 2004 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và tiếp đó năm 2005 Luật này tiếp tục được Quốc Hội sửa đổi, bổ sung.

Để triển khai thi hành Luật khiếu nại, tố cáo, Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo;

Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999;

Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004;

Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Để cụ thể hóa Luật khiếu nại, tố cáo và các Nghị định nêu trên của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-TTCP, ngày 26 tháng 8 năm 2010 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

Ở các Bộ, ngành, địa phương cũng có những văn bản để hướng dẫn việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại.

Ngoài các văn bản pháp luật hàm chứa các quy phạm pháp luật chuyên về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên, hầu hết các luật, pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ khác nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội đều quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đó như Luật đất đai, Luật thi hành án dân sự, Luật Xây dựng, Bộ Luật lao động… Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra một số bất cập trong cơ chế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hiện nay.

Mặc dù các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại ngày càng đầy đủ và hoàn thiện nhưng trên thực tế số lượng đơn thư khiếu nại ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất, đông đảo về số người tham gia khiếu nại…

Chương 2

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)