và hoàn thiện Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cơ chế giải quyết khiếu nại có vị trí, vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện mức độ dân chủ và trách nhiệm của nhà nước đối với công dân; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc giải quyết khiếu nại thể hiện tính công khai, dân chủ. Trên phương diện nhà nước pháp quyền, giải quyết khiếu nại là một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo cho quyền lực đó thật sự thuộc về nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân và toàn xã hội; khẳng định nhà nước có thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân không, pháp luật có thật sự tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình không... Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại được xem như một trong những phương thức hữu hiệu để công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, kiểm tra, giám sát các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế trong việc thi hành, chấp hành pháp luật.
Cơ chế giải quyết khiếu nại có vai trò và ý nghĩa chính trị, xã hội đặc biệt quan trọng, cụ thể:
Cơ chế giải quyết khiếu nại nói chung và công tác giải quyết khiếu nại thể hiện rõ quan điểm “lấy dân làm gốc”, thông qua công tác giải quyết khiếu nại làm cho Nhà nước trở nên gần gũi với dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong nhân dân. Qua đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, duy trì sự ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước.
Giải quyết khiếu nại thể hiện ý thức trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan Nhà nước trước nhân dân, thể hiện sự tôn trọng nhân dân, tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân thực sự phát huy quyền làm chủ của họ trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, qua đó tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước ngày càng được củng cố.
Thông qua công tác giải quyết khiếu nại giúp cho Nhà nước nắm được kịp thời kết quả thực hiện chính sách, pháp luật của mình ở các cấp, các ngành. Thông qua việc giải quyết khiếu nại mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình khiếu nại ở từng địa phương, từng lĩnh vực, nắm được việc khiếu nại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nào, vấn đề gì… Qua đó cơ quan Nhà nước có những thông tin quan trọng để tự mình kiểm tra lại những việc đã làm được, cũng như những hạn chế, sơ hở, thiếu sót trong chính sách, pháp luật và các quyết định điều hành của chính quyền các cấp để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, khuyết điểm và điều chỉnh sửa đổi bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế những khiếu nại vượt cấp, kéo dài, lòng vòng đến nhiều cấp, nhiều ngành. Thông qua việc giải quyết tốt khiếu nại sẽ giáo dục ý thức cho công dân trong viêc giữ gìn trật tự, kỷ cương pháp luật; thông qua giải quyết khiếu nại hành chính, các cơ quan nhà nước có thể phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, từ đó xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật, thu hồi tiền tài sản cho Nhà nước, củng cố niềm tin đối với nhân dân.
Việc giải quyết khiếu nại ở nước ta trong những năm qua tuy đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân, trách nhiệm của công chức, người có thẩm quyền đối với khiếu nại của nhân dân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khiếu nại của người dân nhiều khi vẫn chưa được
giải quyết đúng chế độ, chính sách, đúng quy trình; hiện tượng giải quyết khiếu nại còn sai sót của cơ quan có thẩm quyền xảy ra còn không ít. Những bất cập trên do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do cơ chế giải quyết khiêu nại hành chính hiện nay dẫn đến tình trạng này.