Giai đoạn từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 25)

Ngay sau khi thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02 tháng 09 năm 1945) đến nay công tác tiếp nhận và giải quyết thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân về những việc làm sai trái của chính quyền các cấp và những viên chức trong bộ máy nhà nước được Nhà nước rất quan tâm. Quan điển này được thể hiện qua câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại, ta phải giải quyết nhanh, tốt các khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm, lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn” [10, tr.81 - 82]. Với quan điểm trên nên ngay sau khi thành lập nước, ngày 23 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt với nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người dân đối với các cơ quan của Chính phủ và nhân

viên các cơ quan này. Sau thời kỳ Ban thanh tra đặc biệt, ngày 28 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138/B-SL thành lập Ban thanh tra Chính phủ và một trong 3 nhiệm vụ của Ban thanh tra là: thanh tra sự khiếu nại của nhân dân. Người coi thanh tra vừa là “tai mắt ở trên”, “vừa là bạn của dưới”, nên không chỉ kiểm tra, kiểm soát mà còn giúp đỡ các cấp làm đúng với chỉ thị, nghị quyết của trên đưa xuống, thu nhận giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Đối với nhân dân việc kêu nài, có lúc không kêu nài đi nữa, cán bộ thanh tra cũng đi thăm dò ý kiến của nhân dân. Những quy định này nói lên sự quan tâm của Hồ Chủ tịch và Chính phủ đối với việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân.

Ngoài ra, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm tạo ra một cơ chế đảm bảo việc khiếu nại của nhân dân được xem xét, giải quyết kịp thời, có hiệu quả. Trong Thông tư số 203NV/VP ngày 25 tháng 5 năm 1946 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (ngày nay là một số Bộ như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài Chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp) nói rõ: Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thiết lập trên nền tảng dân chủ, có bổn phận bảo đảm công lý và vì thế rất để ý đến nguyện vọng của dân chúng và sẵn lòng xem xét những nỗi oan khúc trong dân gian. Thông tư hướng dẫn cho nhân dân thủ tục gửi đơn, quy định thẩm quyền của các cơ quan, thời hạn giải quyết khiếu nại.

Thông tư số 436/TTg ngày 13 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết các loại đơn thư khiếu nại, tố giác (gọi tắt là khiếu tố) của nhân dân.

Thông tư xác định: Nghiên cứu và giải quyết các khiếu nại và tố cáo của nhân dân là một trách nhiệm quan trọng của tất cả các cơ quan Nhà nước các cấp trước nhân dân. Giải quyết tốt và kịp thời các khiếu tố của nhân dân là

biểu thị tinh thần phụ trách của các cơ quan Nhà nước trước nhân dân, là thiết thực bảo bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, thỏa mãn những yêu cầu thiết thân của nhân dân, nhờ đó mối liên hệ giữa Nhà nước và nhân dân sẽ được tăng cường.

Việc nghiên cứu và giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân còn có tác dụng giúp chính quyền nắm tình hình chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai lầm của cán bộ và nhân viên cơ quan Nhà nước, và bổ sung chủ trương, chính sách…

Thông tư nhận định, việc giải quyết đơn thư khiếu nại hiện tại chưa được coi trọng đúng mức, phần lớn đơn thư khiếu nại không được xem xét, nhiều quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được giải quyết thỏa đáng, gây trở ngại cho việc làm ăn của nhân dân. Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng đó là do cán bộ phụ trách các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương chưa có ý thức trách nhiệm giải quyết các loại đơn thư khiếu tố của nhân dân, xem nhẹ dư luận, xem nhẹ quyền lợi chính đáng của nhân dân, thậm chí còn tìm cách ngăn cản nhân dân và cán bộ cấp dưới khiếu nại. Cơ quan cấp dưới bảo thủ, không chịu thi hành quyết định giải quyết của cơ quan cấp trên.

Trên cơ sở đó, Thông tư nêu lên những nguyên tắc về quyền hạn và nghĩa vụ của nhân dân trong việc khiếu nại; những nguyên tắc về trách nhiệm và tổ chức của các cơ quan hành chính và cơ quan chuyên môn các cấp, các ngành trong việc nghiên cứu, giải quyết các loại đơn thư khiếu nại của nhân dân.

Những việc làm trên đây của Chính phủ là sự chuẩn bị một cách hết sức kỹ càng về thực tiễn cũng như pháp luật thực định để ghi nhận thêm một quyền cơ bản nữa của công dân đó là quyền khiếu nại. Quyền này được Nhà nước chính thức công nhận và bảo đảm thực hiện bằng việc đưa vào Hiến pháp.

Ngày 01 tháng 01 năm 1960 Chủ tịch Hồ chí Minh đã ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Hiến pháp 1959). So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 đã dành riêng một điều quy định về quyền khiếu nại của công dân và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước phải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng bảo vệ quyền hợp pháp của công dân. Điều 29, Hiến pháp năm 1959 của Nhà nước ta ghi nhận: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”.

Tiếp đó Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa Hiến pháp đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền khiếu nại của mình, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân.

Nghị quyết số 164/CP ngày 31 tháng 8 năm 1970 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan Thanh tra của Nhà nước.

Nghị định số 165/CP ngày 31 tháng 8 năm 1970 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.

Thông tư số 60/UBTTr ngày 22 tháng 5 năm 1971 của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết khiếu nại của công dân.

Trong quá trình thực hiện các văn bản trên, các cấp, các ngành đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện bởi vì các văn bản trên của Chính phủ chưa tạo ra được một cơ chế đầy đủ, đồng bộ cho việc giải quyết loại

quan hệ xã hội vô cùng phức tạp này của đời sống xã hội. Vì vậy cần thiết phải tạo ra một cơ chế đủ mạnh để giải quyết quan hệ này.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)