Các quy định hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nạ

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 63)

khiếu nại và người bị khiếu nại

Tổng thể quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại là nội dung quan trọng trong việc tạo nên Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay vì nó là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện khiếu nại hành chính của công dân.

- Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện quyền khiếu nại. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật khiếu nại, tố cáo năm 2005 cho phép người khiếu nại được phép ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác. Với quy định này như đã phân tích phần nào có hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng "cò mồi” hay "khiếu nại thuê” vốn rất dễ xảy ra trong cơ chế thị trường, góp phần ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, quy định hạn chế khiếu nại này ở góc độ nhất định nó cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Có nhiều quan điểm cho rằng, quy định như vậy để phòng ngừa các hiện tượng vi phạm quyền tự do của công dân và nhằm giới hạn phạm vi quản lý của nhà nước về khiếu nại, tố cáo, bởi nếu mở rộng phạm vi người được ủy quyền và người ủy quyền thì nhà nước khó bề quản lý. Tư duy "không quản được thì cấm” cần phải nhường chỗ cho ý tưởng tôn trọng, bảo vệ quyền của công dân

- một nền tảng của nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện hiện nay, việc giới hạn người có quyền khiếu nại hành chính ủy quyền khiếu nại hành chính là cần thiết song trong tương lai chúng ta cần phải cần phải cân nhắc thêm vấn đề này theo hướng tạo nhiều cơ hội tốt nhất cho công dân thực hiện quyền khiếu nại hành chính của mình.

Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành còn cho phép công dân nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật. Đây là quy định khá mới mẻ, thể hiện sự đột phá trong phương thức bảo vệ quyền cho công dân. Trước đây pháp luật không quy định vấn đề này, phần vì bản chất của khiếu nại hành chính là mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, phần vì để có thời gian từng bước nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân trong những năm tới đây cần trao cho luật sư có nhiều vai trò hơn trong việc giúp đỡ người có quyền khiếu nại về mặt pháp lý.

Luật Khiếu nại, tố cáo cũng quy định người khiếu nại phải khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Về hình thức có vẻ như quy định này là hợp lý với mục đích là để công dân cân nhắc đưa đơn đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết, tránh làm mất thời gian vô ích. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì việc thực hiện nghĩa vụ này lại không dễ dàng bởi quá trình thay đổi liên tục chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; bởi sự chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực với cơ quan quản lý theo lãnh thổ. Các thiết chế thanh tra, quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính chuyên ngành, của chính quyền địa phương không rõ ràng làm cho người dân hết sức lúng túng trong

việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình.

Tóm lại, việc pháp luật quy định nghĩa vụ của người khiếu nại phải khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thực sự là gây khó khăn cho công dân, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ đối với công dân là bị các cơ quan từ chối vì cho rằng mình không có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết.

- Khoản 6, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005 xác định: "Người bị khiếu nại" là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. Nhưng nếu căn cứ theo khoản 10, 11, Điều này thì người bị khiếu nại chỉ có thể là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Rõ ràng ngay tại một điều luật thì việc đưa ra khái niệm về người khiếu nại đã không hoàn toàn thống nhất với nhau.

Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại được quy định tại Điều 18, Luật khiếu nại, tố cáo. Các quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại theo quy định hiện hành thể hiện xu hướng bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phần nào bảo vệ tính minh bạch, khách quan trong quá trình giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của các quy định này phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của các chủ thể bị khiếu nại. Việc tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại còn là trách nhiệm công vụ của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ của người bị khiếu nại, đặc biệt là nghĩa vụ bồi thường, bồi hoàn, khắc phục hậu quả… cần phải xây dựng cơ chế giải quyết hoàn chỉnh, đồng bộ giữa pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính và các quy định về bồi thường nhà nước. Đây là nội dung mà Luật khiếu nại, tố cáo được sửa đổi, bổ sung năm 2005 có quy định nhưng chưa chưa rõ ràng, cụ thể, trong khi các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước còn rất chung chung, chưa cụ

thể. Trong Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc quy định công dân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 8, Luật khiếu nại, tố cáo) và người bị khiếu nại có nghĩa vụ bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra (Điều 18 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005) mà không có những quy định về cách thức yêu cầu bồi thường thiệt hại một cách cụ thể. Điều này dẫn đến việc không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)