Hoạt động giám sát và phản biện xã hộ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 85)

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ căn nguyên của bệnh quan liêu, bắt đầu từ chỗ xa dân, rồi đến không hiểu dân, không tin dân, khinh dân rồi không yêu dân, thậm chí: “Sợ nhân dân: khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa”[32, tr. 292]. Từ đó, Người phát động quần chúng nhân dân mạnh dạn, tự giác chống quan liêu bằng cách phê bình, đóng góp, đấu tranh với các hiện tượng sai trái. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, quần chúng nhân dân là người đánh giá chính xác nhất phẩm chất đạo đức, năng lực của người cán bộ vì “tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy”[31, tr. 552].

Trong giai đoạn hiện nay, giám sát và phản biện xã hội được Đảng Cộng sản Việt Nam ghi nhận thành chủ trương nhất quán nhằm dân chủ hoá đời sống chính trị - xã hội, thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Định hướng này được gắn với chiến lược hoàn

thiện hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ:

“Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân. Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”.

Trên cơ sở những định hướng chủ trương của Đảng, hoạt động giám sát và phản biện xã hội đã được đặt nền tảng pháp lý trong các quy định pháp luật có hiệu lực pháp lý cao. Với tính chất là một nội dung của quyền tham gia các công việc chung của nhà nước và xã hội, giám sát và phản biện xã hội đã được ghi nhận như một quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự - chính trị.

Pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuy chưa sử dụng thuật ngữ “phản biện xã hội” nhưng đã chú trọng thủ tục lấy ý kiến nhân dân, cá nhân, tổ chức về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giám sát và phản biện xã hội từ khi ra đời được sự đón nhận rất tích cực từ phía các chủ thể thực hiện. Một trong những yếu tố báo hiệu kết quả thực hiện một chủ trương, chính sách là sự chuẩn bị của chính những đối tượng chịu tác động. Đối với giám sát và phản biện xã hội, các lực lượng tham gia không những sẵn sàng tiếp nhận mà còn bày tỏ mong muốn đảm trách. MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, các hội, tổ chức xã hội đón nhận phản biện và giám sát xã hội như một cơ hội để phát huy tiềm năng của mình, kết hợp với trí tuệ của nhà quản lý tạo nên sức mạnh chung vì phát triển đất nước và tiến bộ xã hội.

Giám sát xã hội là hình thức và cơ chế giám sát của nhân dân đối với các thiết chế quyền lực chính trị. Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng, bộ máy nhà nước về bản chất là hình thức giám sát chính trị - xã hội. Đảng ta coi việc tạo ra những điều kiện để nhận sự giám sát từ phía nhân dân là một trong những phương pháp để thực hiện sự lãnh đạo của mình. Đối với nhà nước, đó là con đường để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, đề phòng và chống quan liêu, tham nhũng. Đảng ta nhấn mạnh: “Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”[16, tr. 44].

Thực tế ở nước ta cho thấy nhiều hình thức phong phú của việc nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát của mình đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước. Cụ thể là:

+ Giám sát thông qua các hình thức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, với cử tri:

+ Giám sát việc thực hiện các Quy chế dân chủ ở cơ sở:

+ Giám sát thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội:

+ Giám sát thông qua dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng; trưng cầu ý dân:

Quá trình giám sát của nhân dân còn được thực hiện thông qua các cuộc điều tra dư luận xã hội, điều tra xã hội học, lấy ý kiến, trưng cầu ý dân.

Ngoài ra, hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân được thực hiện thông qua các tổ chức xã hội chuyên trách như Ban thanh tra nhân dân, Thanh tra Công đoàn, v.v.. là các thiết chế được Đảng và Nhà nước chủ trương thành lập.

Phản biện xã hội (cũng được coi là một hoạt động giám sát của nhân dân) là sự tham gia của cá nhân, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội vào một vấn đề, một chủ trương, chính sách nào đó của Nhà nước nhằm làm cho chủ

trương, chính sách đó ngày càng hoàn thiện trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận nhằm phục vụ tốt hơn những vấn đề quốc kế, dân sinh. Do đó, phản biện xã hội là sự tập hợp sức sáng tạo và trí tuệ của các giai tầng, tạo nên sức mạnh nội lực để giải quyết các vấn đề xã hội; phản biện xã hội là sự thể hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, là thước đo trình độ phát triển của một xã hội. Phản biện xã hội là sự tập hợp sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề xã hội. Chính vì vậy, làm tốt công tác phản biện xã hội là tạo được sức mạnh to lớn cho các phong trào hành động cách mạng.

Mặc dù khái niệm “phản biện xã hội” mới được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X nhưng từ lâu Đảng ta đã làm tốt chính sách phản biện xã hội. Đó là một trong những tiền đề làm nên sức mạnh trí tuệ của Đảng; cũng là điều làm nên niềm tin, sức hấp dẫn đối với nhân dân. Trong hoạt động phản biện xã hội thì vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam là hết sức to lớn. Với vai trò là trung tâm tập hợp, đoàn kết các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng, các dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội; Mặt trận tổ quốc là hạt nhân chính trị quan trọng trong việc cổ vũ, động viên toàn thể dân tộc đoàn kết một lòng thực hiện các phong trào hành động cách mạng, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hiệu quả. Để làm được điều này, Mặt trận tổ quốc các cấp phải thật sự “gần dân, sát dân, hiểu dân, lắng nghe dân nói, tuyên truyền giải thích cho dân hiểu và làm cho dân tin”. Nghĩa là, Mặt trận tổ quốc phải làm tốt công tác dân vận, phải nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các giai tầng xã hội.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Xét đến cùng, thực hiện phản biện xã hội là lắng nghe, học tập trí tuệ của nhân dân và từ đó quay lại phục vụ nhân dân, huy động, cổ vũ sức

mạnh tổng hợp của mọi giai tầng xã hội phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động giám sát và phản biện xã hội vẫn còn chưa phát huy được vai trò, ý nghĩa to lớn của những hoạt động này vì một số lý do như sau:

- Hoạt động giám sát của các tổ chức, đoàn thể nhân dân vẫn thiếu khung pháp luật trong việc xác định giới hạn, phạm vi, chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục;

- Chức năng giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã được xác định rõ, nhưng cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng đó còn thiếu, ngoài quy định chung của Hiến pháp và một số đạo luật. Vai trò của Mặt trận tổ quốc trong việc giám sát cán bộ, đảng viên, công chức ở khu dân cư ở các cấp chính quyền khác cần được đặt trên những cơ sở luật định.

- Chưa có cơ chế pháp lý để kết hợp cơ chế kiểm tra bên trong hệ thống công quyền với cơ chế kiểm tra xã hội từ bên ngoài. Do đó, hiệu lực và hiệu quả chung của hệ thống kiểm tra giám sát hiện hành chưa cao. Ví dụ: Điều 6 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 quy định: “Khi thực hiện quyền giám sát, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, đại biểu Quốc hội dựa vào sự tham gia nhân dân, của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận”. Tuy nhiên, Luật này cũng như các văn bản pháp luật hiện hành khác đều chưa có quy định cụ thể, việc “dựa vào sự tham gia” đó là thế nào.

Do vậy, trong thời gian tới cần bổ sung cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp đồng bộ, để hoạt động giám sát và phản biện xã hội mang lại những kết quả tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 85)