Chủ trương, đường lối của Đảng

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 71)

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam khi khởi xướng đường lối đổi mới là: “Không ngừng xây dựng, củng cố và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội”.

Năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, tổng kết những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm cực kỳ quan trọng - “Lấy dân làm gốc”. Nội dung của “Lấy dân làm gốc” là: Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, đáp ứng những nguyện vọng của đa số nhân dân lao động. Và, cũng tại Đại hội VI, Đảng ta nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh...”[12, tr. 125].

Năm 1991, Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã rút ra bài học kinh nghiệm: “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; đồng thời khẳng định bản chất của chế độ XHCN ở nước ta là “xã hội do nhân dân lao động làm chủ” bởi lẽ sự khác nhau giữa các chế độ xã hội trước hết là “Ai làm chủ xã hội”. Cương lĩnh 1991 đã khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là nhằm củng cố nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Mọi chính sách xã hội đều hướng vào sự phát triển của con người, vì con người, cho con người - những người

lao động. Muốn vậy, phải xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công nhân, nông dân, trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII), Nghị quyết Đại hội VIII và Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển quan điểm có tính nguyên tắc về xây dựng Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân:

Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Hai là, quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, đồng thời có sự phân công và phối hợp giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ba là, tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Bốn là, tăng cường pháp chế XHCN đi đôi với giáo dục đạo đức. Năm là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Muốn củng cố và hoàn thiện nền dân chủ XHCN nói chung và Nhà nước XHCN nói riêng phải “Phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân lao động và có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị” theo Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) và phải tiến hành xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII.

Xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ vì mục đích: “Đảm bảo và không ngừng nâng cao vai trò, năng lực qua đó mà phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

Tư tưởng cơ bản ấy được thể hiện tập trung trong Văn kiện Đại hội IX (tháng 4-2001) của Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội IX rút ra bài học kinh nghiệm thành công của 15 năm đổi mới: “Sự nghiệp đổi mới là vì lợi ích của nhân dân, do nhân dân thực hiện, do đó là sự nghiệp của chính nhân dân” [15, tr. 81] và Đại hội IX khẳng định “Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là động lực chủ yếu của quá trình phát triển đất nước”. Đó chính là tư tưởng về sức mạnh làm chủ của nhân.

Cụ thể hoá quan điểm trên của Văn kiện Đại hội IX, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 (Khoá IX) đã bàn chuyên đề về “Đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở xã, phường, thị trấn”, và Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá IX) khẳng định tư tưởng “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, nghe dân nói, nói cho dân nghe, làm cho dân tin” nhằm tiếp tục củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, cán bộ và nhân dân, đồng thời cụ thể hoá trong thực tiễn phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời, khi đề cập đến việc tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại hội đã khẳng định: “... Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

Tiến thêm một bước, Đại hội X tổng kết 20 năm đổi mới, 15 năm thực hiện “Cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội”, khẳng định: “… đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, …. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển, đó là chìa khoá của thành công”.

Trên cơ sở Cương lĩnh năm 1991 và các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới, tình hình thực thi dân chủ ở nước ta đã có những tiến bộ không nhỏ, thể hiện trên nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)