Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 49 - 71)

dân và vì dân

1.3.2.1. Xây dựng một nhà nước hợp hiến

Với quan điểm rất rõ ràng về việc thiết lập quyền lực của nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ có nhà nước do nhân dân bầu ra mới là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Bởi vậy, đối với Người, việc sớm xây dựng Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là đặc biệt cần thiết và quan trọng. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, phải có một hiến pháp dân chủ. Mục đích cao nhất mà hiến pháp đó hướng tới là “... bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng”[34, tr. 322]. Hiến pháp dân chủ đó không những là cơ sở pháp lý để xây dựng một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, mà còn là nền tảng để ban hành các đạo luật cụ thể nhằm

thực hiện và bảo đảm bằng pháp luật các quyền dân chủ của nhân dân - điều không thể có được dưới chế độ thực dân, quân chủ chuyên chế trước đây. Dưới chế độ XHCN, Hiến pháp và pháp luật thể hiện sâu sắc ý chí của đại đa số nhân dân, phản ánh lợi ích và là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải là nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành xã hội bằng một hệ thống pháp luật; các quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hoá. Bởi vậy, việc xây dựng Hiến pháp, pháp luật với những điều khoản, quy định cụ thể và rõ ràng là hết sức cần thiết; tinh thần và nội dung của những đạo luật ấy phải “... thể hiện chủ trương mở rộng dân chủ, tăng cường chuyên chính”[34, tr. 313].

Để xây dựng được một hiến pháp như vậy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xúc tiến các công việc chuẩn bị tiến hành Tổng tuyển cử trên

toàn quốc, bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Trong hoàn cảnh chính trị rất phức tạp, nhiều cán bộ, Đảng viên rất lo lắng cho kết quả bầu cử, nhưng Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất tài tình, khôn khéo lãnh đạo cuộc tổng tuyển cử thắng lợi ngoài dự kiến.

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14/SL về tổ chức tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước. Ngày 20-9-1945, Bác lại ký sắc lệnh số 34/SL về việc thành lập Ban dự thảo hiến pháp gồm 7 người.

Ngày 26-9-1945, Bác Hồ ký Sắc lệnh 39/SL về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử gồm 9 người.

Ngày 6-1-1946, chưa đầy 3 tháng sau ngày tuyên bố độc lập, cử tri cả nước từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, là người Việt Nam, lần đầu tiên có quyền và thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một Quốc hội được thành lập bằng phương thức tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là “chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam”. Nhà nước đó được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, pháp luật với mục tiêu bao trùm, xuyên suốt là “… làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc”[30, tr. 440]. Ở đây, những chính sách về quyền bầu cử, ứng cử, về phương thức tổ chức bầu cử, ứng cử... là vấn đề cốt lõi, quyết định tính hợp hiến của bộ máy nhà nước. Coi nhân dân là những người chủ thực sự của đất nước, Người khẳng định rằng, mọi người dân, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai... đều có quyền bầu những người đại diện cho mình tham gia Quốc hội và có quyền ứng cử.

Cùng với việc tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội, hoạt động soạn thảo Hiến pháp cũng rất khẩn trương. Chỉ hơn một năm sau khi giành được độc lập, tại kỳ họp thứ hai, ngày 9-11-1946, Quốc hội khoá I đã thông qua

Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Thế là “sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính quyền thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nhà nước đã bước sang một quãng đường mới” (Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946).

Hiến pháp năm 1946 gồm 7 chương, 70 điều, khẳng định những nguyên tắc quan trọng nhất của một thể chế nhà nước dân chủ – “Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1).

- Về quyền cơ bản của công dân: Trong 7 chương của Hiến pháp năm 1946, chương về “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân” được xếp thứ hai sau chương về chính thể, gồm 26 quy định các quyền cơ bản của công dân Việt Nam. Theo đó, quyền công dân được công nhận trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, văn hoá, xã hội: Quyền bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ; bình đẳng của công dân về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá; quyền tham gia chính quyền và công việc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh; quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở, thư tín; quyền tư hữu tài sản...

Hiến pháp năm 1946 còn quy định công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí, mất công quyền. Những người từ 21 tuổi trở lên (phải có quyền bầu cử, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ) có quyền ứng cử vào các cơ quan đại diện Nhà nước theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Cùng với quyền bầu cử và ứng cử, công dân còn có quyền bãi miễn những đại diện do mình đã bầu ra khi họ không còn đủ uy tín, có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những công việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia.

- Về chế độ bầu cử: Thực hiện chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 17).

- Về tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Nghị viện nhân dân (Quốc hội) là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam, do nhân dân bầu ra, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đát nước, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, … (Điều 22, 23).

+ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc (Điều 43), chính phủ gồm có chủ tịch nước và nội các (Điều 44); thành viên chính phủ đều do nghị viện biểu quyết. Ở tỉnh, thị xã và xã có hội đồng nhân dân do phổ thông đầu phiếu bầu ra. Hội đồng nhân dân cử ra Uỷ ban hành chính (Điều 58)…

+ Về tư pháp, Hiến pháp năm 1946 có những điểm rất tiến bộ như: Xét xử phải có phụ thẩm nhân dân, bị cáo có thể dùng tiếng nói của dân tộc mình trước toà, được quyền tự bào chữa hoặc mượn luật sư; khi xét xử, chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (Điều 65-69).

Những nguyên tắc của Hiến pháp năm 1946 là sự đoạn tuyệt hoàn toàn thể chế chính trị thực dân nửa phong kiến, mở đầu thời kỳ của nền chính trị dân chủ với nhân dân ở Việt Nam. Đặc biệt, nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân theo Hiến pháp 1946 thể hiện ở những điểm sau đây:

- Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN. Quốc hội được tổ chức theo cơ chế một viện nhằm khẳng định tính tập quyền của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan đại diện nói riêng. Cơ quan lập pháp có quyền lực cao nhất và tập trung. Chính phủ là cơ quan hành pháp do Quốc hội bầu ra và chịu sự giám sát của Quốc hội. Tòa án là cơ quan xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là điểm hoàn toàn khác so với các nguyên tắc thể chế nhà nước phong kiến, thể chế thực dân nửa phong kiến cũng như nhà nước dân chủ tư sản.

Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua hai hình thức: Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nhân dân thực hiện dân chủ gián tiếp không chỉ thông qua cơ quan có quyền lực cao nhất - Nghị viện, mà còn thông qua

HĐND các cấp - cơ quan dân cử ở địa phương, thực hiện quyền lực của nhân dân ở địa phương.

- Quyền lực nhân dân được bảo đảm trong cơ chế bãi miễn chính những đại biểu do nhân dân bầu ra.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công (giữa Chủ tịch nước với các thành viên Chính phủ, và với Nghị viện (Điều 54), nhằm thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân. Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước và các quyền tự do dân chủ chính trị thông qua hoạt động tham gia quản lý nhà nước, xã hội. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng nâng cao ý thức, tính tích cực chính trị của mỗi người.

Sau này, Hiến pháp năm 1959 tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đặc biệt, vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong lời nói đầu, khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền là điều kiện đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân.

1.3.2.2. Lợi ích của nhân dân là nền tảng xã hội

Theo Marx, địa vị xã hội của con người là điểm xuất phát và cũng là điểm cuối cùng để đánh giá một chế độ là dân chủ hay chuyên chế. Chỉ có trong chế độ dân chủ, con người mới là mục đích, là chủ thể của xã hội. Nền dân chủ, cũng theo Marx, là sản phẩm tự quyết của nhân dân, phản ánh sự tồn tại của con người với tất cả ý chí, tài năng và lợi ích của họ.

Bản chất dân chủ của chế độ chính trị nước ta đòi hỏi mọi quyết định và hành động của các thiết chế quyền lực đều phải bắt nguồn từ ý chí đích thực của nhân dân.

Lợi ích là nhu cầu được ý thức. Lợi ích vừa là mục tiêu vừa là động lực, là ý chí, quyết tâm hành động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó. Tuỳ theo góc độ xem xét, có thể có nhiều lợi ích, nhưng tổng quát lại có hai loại lợi ích: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

Lợi ích không phải tự nhiên mà có, càng không phải do ai ban phát, mà lợi ích là kết quả của quá trình hoạt động lao động và đấu tranh. Bất cứ hoạt

động đấu tranh hay lao động nào của con người cũng nhằm đạt được một lợi ích nào đó để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Có thể nói, trong lịch sử, từ xưa đến nay, chưa bao giờ có một hoạt động hay hành vi đấu tranh nào mà không vì một mục tiêu hay lợi ích nhất định. Vì vậy, K. Marx đã viết: “Tất cả cái gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ”.

Trong bất kỳ xã hội nào, nhân dân lao động cũng phải lao động và đấu tranh với tự nhiên và xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu, lợi ích ngày càng tăng của mình. Vì vậy, theo lẽ đương nhiên, nhân dân lao động có quyền hưởng thụ những thành quả hoạt động lao động và đấu tranh của mình. Nhưng, như K. Marx đã viết, nhu cầu xã hội về cơ bản là do những quan hệ của các giai cấp khác nhau và do địa vị kinh tế của các giai cấp đó quyết định. Bởi vậy, trong xã hội có giai cấp, nhân dân lao động không có quyền thoả mãn những nhu cầu lợi ích của mình, quyền đó do giai cấp thống trị xã hội quyết định. Do đó, các lợi ích của nhân dân lao động bị cắt xén, bị vi phạm và bị tước đoạt. Xã hội Việt Nam ta trước Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) cũng như thế.

Khi chúng ta nói phải bảo đảm về quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, để quyền lực đó không bị tha hoá, việc sử dụng và thực thi quyền lực không đi chệch ra khỏi quỹ đạo phục vụ lợi ích của nhân dân là nói đến vấn đề phản ánh lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong xã hội trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, áp dụng chính sách và pháp luật…

Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định rằng chính quyền vì dân đó là chính quyền phải “phụng sự nhân dân”, nghĩa là chính quyền và đoàn thể phải chịu trách nhiệm trước dân, việc gì lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh. Nhà nước ta do dân bầu ra, nên mọi hoạt động của nhà nước đều vì lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục cán bộ, công chức nhà nước và đoàn thể là phải hết lòng hết sức phục vụ

lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân, vì trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân.

Về lợi ích của nhân dân, Hồ Chí Minh phân tích hết sức sâu sắc về những vấn đề nhà nước cần quan tâm đến nhân dân, Người nhấn mạnh “...nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cục. Đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính trị suông”[44, tr.292]. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân ăn no, mặc đủ, nhân dân được hưởng mọi quyền công dân và quyền con người.

Người cho rằng, bản chất chung nhất của con người không phải là ác. Sở dĩ nảy sinh cái ác là do không kiềm chế được dục vọng trước những lợi ích cá nhân. Quan điểm của Người rất rõ ràng: lợi ích riêng phù hợp với lợi ích chung thì xã hội chấp nhận, khi lợi ích riêng đi ngược lại với lợi ích chung là phạm pháp. Người nói: “Cho nên, lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của các nhân mới có điều kiện để thoả mãn”[42, tr.246].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích của nhân dân vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi cuộc cách mạng, mọi sự cải cách hay sự đổi mới của xã hội. Để phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào cái động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người đồng thời, cũng chỉ ra những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ.

Song, như K. Marx đã nói, lợi ích luôn luôn gắn liền với đấu tranh, hưởng thụ lợi ích phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ, vì vậy, trong bài

Dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ cho các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền và các tổ chức quần chúng, cũng như mọi cán bộ, đảng viên của Đảng, mọi công chức của Nhà nước, tất cả đoàn viên, hội viên của các tổ chức quần chúng “phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu

rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)