Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 80 - 83)

Trong những năm qua, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Ðảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý.

Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-6-2006 đã tạo khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta. Ðại hội lần thứ X của Ðảng (tháng 4-2006) tiếp tục khẳng định: “Toàn Ðảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí”. Ðặc biệt là, Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, trong đó đề ra mục tiêu là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi

tham nhũng, lãng phí, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Ðảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính. Ðể đạt được mục tiêu đó, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể, từ việc tuyên truyền, giáo dục đến việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, tăng cường việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, cùng với việc thành lập các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Gần đây nhất, ngày nhất là việc Chính phủ đã ra Nghị quyết số 21/NĐ-CP ngày 12-5-2009

về ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020

tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng và tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng; bộ máy chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng ở các địa phương và các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng ngày càng đựoc kiện toàn, từng bước phát huy hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đựoc đẩy mạnh; nhiều vụ án tham nhũng đựoc xử lý dứt điểm, nghiêm minh; hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng đựoc nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển…

Tuy nhiên, thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: Việc triển khai thực hiện một số quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn chậm, hiệu quả chưa cao, một số nơi còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập của cá nhân. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xử lý vẫn còn yếu, chậm được khắc phục. Đặc biệt, việc xử lý một số vụ án trọng điểm còn chậm so với yêu cầu; Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực như:

- Đầu tư xây dựng cơ bản: Đây là lĩnh vực tham nhũng xảy ra phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Phần lớn các công trình xây dựng đều xảy ra thất thoát mà hành vi chủ yếu là tham ô, cố ý làm trái.

- Tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chứa đựng những yếu tố phức tạp về chính trị, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, nhiều nơi trở thành điểm nóng về an ninh nông thôn.

- Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai diễn ra khá phức tạp, biểu hiện ở việc thiếu công khai minh bạch trong công tác giao đất, chứng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái thẩm quyền; quy định giá đền bù không thống nhất, tuỳ tiện; tham ô trong đền bù giải phóng mặt bằng ở các chương trình, dự án. Trong số đơn thư khiếu nại, tố cáo có đến 80% thuộc về lĩnh vực đất đai.

- Tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng làm gây thất thoát nghiêm trọng tài sản Nhà nước và làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia.

- Tham nhũng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, như việc cấp quota, cấp phép xây dựng, phê duyệt các dự án; Tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo hiểm và chính sách xã hội v.v..

Chủ thể của các vụ tham nhũng có địa vị và chức vụ ngày càng cao trong các cơ quan quản lý Nhà nước báo hiệu sự sa sút nghiệm trọng về phẩm chất chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên. Tình trạng nhũng nhiễu dân và doanh nghiệp của cán bộ, chuyên viên các cơ quan nhà nước vẫn chưa có chuyển biến đáng kể, tình trạng quan liêu, lãng phí vẫn chưa giảm làm người dân vô cùng bức xúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tác phong của những “ông quan liêu” là thiếu dân chủ, không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách”[36, tr. 574]. Từ đó dẫn đến việc lãnh đạo điều hành theo cảm tính, mệnh lệnh, “độc tài”, dẫn đến nhiều hành vi sai trái, bất chấp phát luật đối với nhân dân, vi phạm chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Những hạn chế nêu trên là nguyên nhân gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Đó là những tác nhân cản trở quá trình đổi mới, cản trở sự

phát triển của xã hội, làm trì trệ quá trình dân chủ hoá. Vì vậy, một trong những giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu quả nhất là phải thực hiện công khai, minh bạch và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên; trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 80 - 83)