Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và nền dân chủ XHCN

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 37)

1.3.1.1. Dân chủ là tài sản quý báu nhất của nhân dân

Hồ Chí Minh quan niệm về dân chủ như sau:

“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được.

Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai.

Dân chủ là của báu vì nó đem lại quyền làm chủ vận mệnh của mình cho nhân dân, tạo ra những điều kiện, những tiền đề để Toàn xã hội, cũng như mỗi cá nhân trong xã hội phát triển và hoàn thiện. Con người nhớ có dân chủ và thông qua dân chủ mới có hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo đối với lịch sử”[34, tr. 279 – 280].

Không chỉ là của quý của nhân dân mà đối với sự nghiệp cách mạng, theo chiều ngược lại, dân chủ cũng là của quý bởi phát huy dân chủ sẽ động viên được lực lượng của toàn dân hoàn hành những nhiệm vụ cách mạng. “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên”[35, tr. 592]..

điều này: “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”[32, tr. 174].

Người khẳng định công việc đổi mới, xây dựng, kháng chiến, kiến quốc, tổ chức xã hội là trách nhiệm, công việc của dân, do dân và quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân... Thực hiện dân chủ tức là sử dụng tất cả quyền hành và lực lượng to lớn của nhân dân để hoàn thành các nhiệm vụ vì lợi ích của nhân dân. Dân chủ là giải pháp hữu hiệu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các thành phần kinh tế và các giai tầng trong xã hội. Sự nhất trí đó tổng hợp thành sức mạnh của dân tộc, tạo nên nội lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua tất cả khó khăn, thử thách. Do đó, Người cho rằng phải “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người nào, góp thành lực lượng Toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”[31, tr. 698].

Những quan điểm đó và sự chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam cho thấy Người không chỉ phát huy tác dụng của thực hành dân chủ mà còn đưa nó trở thành các phong trào nhân dân, sử dụng quyền hành, lực lượng và phát huy trí tuệ của nhân dân để hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng khó khăn, để đạt tới mục tiêu ai cũng được hưởng quyền tự do, dân chủ, vì lợi ích của nhân dân. Nói về vai trò của dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết rất xác đáng rằng: “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”[38, tr. 249].

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người dành trọn cả cuộc đời hy sinh tranh đấu cho nền độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho nhân dân, những giá trị về độc lập dân chủ phải mất bao công sức xương máu mới giành được là vô cùng quý giá và phải được bảo vệ, giữ gìn. Chúng ta không cho phép bất cứ kẻ thù nào lợi dụng, phá hoại chế độ dân chủ cũng như những giá trị dân chủ đã được xây dựng nên. Người nói: “Nhà nước đảm bảo quyền tự do dân chủ cho công dân, nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân”[35, tr. 586-587]. Do đó, đối

với Hồ Chí Minh, dân chủ phải gắn liền với chuyên chính. Chuyên chính không phải là mục đích của dân chủ mà là phương tiện bảo vệ nền dân chủ. Chuyên chính là để bảo vệ những lợi ích của nhân dân, chống lại những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại chế độ dân chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của một cá nhân không được đi ngược lại quyền làm chủ của các cá nhân khác và của cộng đồng. Xã hội dân chủ là một xã hội có trật tự kỷ cương. Dân chủ đối lập với sự độc đoán, chuyên quyền, đồng thời cũng đối lập với sự hỗn loạn, vô chính phủ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chủ và chuyên chính đi đôi với nhau. Muốn dân chủ thực sự phải chuyên chính thực sự vì không chuyên chính thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của nhân dân... Dân chủ và chuyên chính là quan hệ mật thiết với nhau”[35,tr 230].

Thành công của công cuộc đổi mới ngày nay cũng được khởi đầu bằng quá trình dân chủ hoá trong các lĩnh vực đã tạo nên động lực mạnh mẽ đưa đất nước ta vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế xã hội là một hiện thực sinh động nữa về sự vững bền của động lực dân chủ đối với sự phát triển xã hội. Điều đó làm sáng tỏ hơn nữa khái niệm dân chủ của Hồ Chí Minh khi Người coi nguồn gốc của quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Nền dân chủ chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng là nền dân chủ triệt để, trong đó nội dung cơ bản nhất là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặt khác không thể tách rời là dân chủ phải đi liền với kỷ luật với kỷ cương, với pháp chế. Trên nền dân chủ XHCN sẽ thực hiện trong thực tế sự kết hợp hài hoà giữa quyền và trách nhiệm, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của sự phát triển xã hội.

Khi giải quyết những vấn đề liên quan giữa dân chủ và chuyên chính trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu tìm hiểu để có được những lời giải đáp thoả đáng từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này là điều cần thiết.

1.3.1.2. Nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ

Dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức và hoạt động của Nhà nước, được thể hiện trong mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội, đồng thời thể hiện nổi bật và tập trung trong việc nhân dân tham gia xây dựng nhà nước và quản lý xã hội.

V.I. Lênin chỉ ra rằng, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chế độ chính quyền. Giai cấp nào nắm giữ được chính quyền, giai cấp đó sẽ chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động muốn thực hiện quyền dân chủ của mình, sau thắng lợi cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp hay của bọn phong kiến đế quốc phải thiết lập ngay nhà nước của giai cấp mình để điều hành mọi hoạt động của đất nước.

Hồ Chí Minh cũng khẳng định, dân chủ cho nhân dân lao động phải được thực hiện bằng Nhà nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, mặc dù còn bộn bề công việc chống giặc đói, giặc dốt, Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử thành lập ra Quốc hội, chuẩn bị thành lập ra các cơ quan trong bộ máy nhà nước để quản lý mọi hoạt động xã hội. Việc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 6-1-1946 đã thể hiện tinh thần dân chủ nhằm “lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”[30, tr. 133].

Nhân dân có quyền lựa chọn những người có đức có tài để lo việc nước, song cũng “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

Như vậy, sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), những quyền dân chủ cơ bản của người công dân Việt Nam đã được thực hiện trong trực tế. Điều này ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản, một bộ phận khá lớn quần chúng nhân dân lao động vẫn không được hưởng mà phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh hy sinh đổ máu tiếp theo nữa mới giành

được. Dưới chính quyền quyền dân chủ, người dân có quyền tham gia vào mọi công việc của đất nước từ việc to tới việc nhỏ, từ trung ương tới địa phương. Trong tác phẩm Dân vận, Hồ Chí Minh viết: “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương tới xã do dân tổ chức nên”.

Quốc hội, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời sau Cách mạng tháng Tám, đã nỗ lực đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt do chế độ thực dân phong kiến để lại và nhanh chóng xây dựng “một Hiến pháp dân chủ” để bảo vệ những lợi ích thiết thực của nhân dân.

Quyền dân chủ của nhân dân lao động nước ta còn thực hiện qua các đoàn thể quần chúng. Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Đội nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc v.v.. Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”[32, tr. 66].

Quan hệ giữa nhà nước với nhân dân là quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau. Nhân dân thông qua đoàn thể của mình giới thiệu đại biểu tham gia các cơ quan nhà nước, qua lá phiếu của mình bầu ra cơ quan nhà nước. Đồng thời, nhân dân cũng là người giám sát, kiểm tra hoạt động nhà nước thông qua cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp từ trung ương đến địa phương, qua hoạt động của các đoàn thể quần chúng, Người viết: “Nhân dân thì giúp Chính phủ và Đoàn thể kiểm tra công việc và hành vi của các cán bộ” ”[32, tr. 66]. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ bằng cách thông qua các tổ chức quần chúng phản ánh những nguyện vọng chính đáng cho Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đó mà Đảng, Nhà nước sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân.

Trong hệ thống chính trị XHCN, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hoá và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân

chủ của nhân dân. Nó cũng là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại lợi ích của nhân dân; là thiết chế tổ chức có hiệu quả trong việc xây dựng xã hội mới; là công cụ hữu hiệu đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng XHCN v.v.. Chính vì vậy, trong hệ thống chính trị XHCN, nhà nước là “trụ cột”, “là một công cụ chủ yếu, vững mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”[18, tr. 6].

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, bảo đảm để nhà nước ta là một công cụ hữu hiệu thông qua đó nhân dân thực thi dân chủ đã nảy sinh nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Vì nhà nước pháp quyền, theo các nhà khoa học đã khẳng định, sự hình thành và tồn tại của nó gắn liền với sự phát triển dân chủ. Nó chính là sự đảm bảo pháp lý cho một nền dân chủ đích thực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng ta và Nhà nước ta. Người đích thân lãnh đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam. Tư tưởng của Người là kết tinh quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và các giá trị của nhân loại được vận dụng phù hợp với đặc điểm và truyền thống Việt Nam, trên nền tảng cơ sở kinh tế, văn hóa và cơ cấu xã hội Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử. Ở Người đã sớm hình thành một hệ thống quan điểm về pháp quyền, nhân quyền (quyền con người), về hiến pháp, về tự do, dân chủ, về bản chất, vai trò của pháp luật, kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước và cải cách xã hội v.v...

Như vậy, mặc dù, Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền XHCN lại rất phong phú, thể hiện rõ nét trong tư tưởng của Người về dân chủ, nhà nước, pháp luật và nhân quyền. Đó là những tư tưởng mà Đảng ta vận dụng và phát huy trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN nhằm “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người”[15, tr. 134].

Mặc dù trước đây chúng ta chưa sử dụng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng xét theo nội dung và yêu cầu khách quan của nhà nước pháp

quyền thì những nội dung và yêu cầu đó đã được nhận thức và diễn đạt ngày càng rõ nét trong các văn kiện của Đảng và được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 cũng như các văn bản pháp luật cụ thể hóa các bản hiến pháp này. Đó chính là kết quả của việc vận dụng các quan điểm về nhà nước pháp quyền của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta.

Từ sau Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện của Đảng phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn đối với tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại cũng như quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta hiện nay. Quá trình đó được thể hiện ở những điểm mốc sau đây :

- Trước Đại hội VII của Đảng: Đại hội VI của Đảng đặt ra chủ trương phải “cải cách lớn” bộ máy nhà nước, sửa đổi Hiến pháp 1980 đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Quá trình thực hiện chủ trương cải cách nhà nước và sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi phải tăng cường nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhà nước, pháp luật, định hướng xây dựng nhà nước, pháp luật trong điều kiện Đảng cầm quyền thực hiện đường lối đổi mới kinh tế. Kết quả nghiên cứu những vấn đề này được phản ánh tập trung trong tác phẩm “Xây dựng nhà nước của nhân dân - Thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới” của đồng chí Đỗ Mười - được xuất bản nhân dịp kỉ niệm 45 năm xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta. Trong đó, tác giả đã khẳng định “phải xây dựng một nhà nước mà toàn bộ tổ chức, hoạt động của nó dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện được chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật”.

Từ thực tiễn xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nội dung xây

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân ngày càng được định hình, có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản sau đây :

- Là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người.

- Tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội.

- Tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta (Trang 37)