có đăng ký quyền sở hữu phải tham gia vào hợp đồng hoặc thỏa thuận vay, mượn, thuê tài sản dân sự và sau
1.2.3. Bộ luật hình sự Trung Quốc
Bộ luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 1/7/1979 có hiệu lực từ ngày 1/1/1979 có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự này được sửa đổi vào năm 1997 có hiệu lực từ ngày 1/10/1997. Sau từ năm 1997 Bộ luật hình sự Trung Quốc lại tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999, 2001, 2002 và
gần đây nhất là năm 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Khóa X.
Liên quan đến các tội xâm phạm về sở hữu Bộ luật hình sự Trung Quốc đã quy định nhóm tội này tại chương V với tên gọi là "tội phạm xâm phạm tài sản" cụ thể tại Điều 266 có quy định:
Người nào phạm tộ i lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân với số lượng tương đối lớn thì bị phạt tù từ 3 năm trở xuống , cải tạo lao động , hoặc quản chế và bị phạt tiền ; nếu với số lượng lớn hoặc có tình tiết nghiêm trọng khác thì b ị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và bị phạt tiền ; nếu với số lượng quá lớn hoặc có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tù
chung thân, và bị phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản [13].
Như vậy, Bộ luật hình sự Trung Quốc cũng quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu như Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Bộ luật hình sự Việt Nam có điểm khác cơ bản nhất là trong Bộ luật hình sự Trung Quốc là không có một điều luật quy định cụ thể về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi phạm tội lạm trong bộ luật không được các nhà làm luật đặt tên tội danh như Bộ luật hình sự Việt Nam và nhiều nước khác, điều này có thể hiểu các nhà làm luật chỉ mô tả các hành vi phạm tội trong nội dung điều luật.
Hơn nữa, Bộ luật hình sự Trung Quốc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội bằng "số lượng" tài sản bị chiếm đoạt, nhưng lại không xác định số lượng cụ thể trong quy định. Đối với các tình tiết gây "nguy hiểm cho xã hội" gắn liền với hành vi chiếm đoạt tài sản cũng được quy định một cách chung nhất. Điều này cho thấy, pháp luật hình sự Trung Quốc theo định hướng: Luật quy định chung, hướng dẫn chi tiết bằng văn bản khác; Điều này là không thuận lợi cho người dân khi đọc, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của Nhà nước.