có đăng ký quyền sở hữu phải tham gia vào hợp đồng hoặc thỏa thuận vay, mượn, thuê tài sản dân sự và sau
1.2.4. Bộ luật hình sự Thụy Điển
Bộ luật hình sự Thụy Điển thông qua năm 1962 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1965 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần các năm 1967, 1970, 1974, 1986, 1988, 1994... và lần sửa đổi gần đây nhất là năm 1999.
Liên quan đến tội xâm phạm quyền sở hữu của công dân Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định trong chương IX "Tội lừa đảo và các tội gian dối
khác". Trong đó tại Điều 1 có quy định:
Người nào, bằng mánh khóe lừa gạt khiến người khác làm hoặc không làm một điều gì có lợi cho người phạm tội và có hại cho người bị hại hoặc người mà người bị hại đại diện, thì bị phạt tù đến hai năm về tội lừa đảo.
Người nào đưa ra những thông tin sai sự thật hoặc không đầy đủ thay đổi nội dung của một chương trình, ghi lại hoặc bằng các thủ đoạn khác gây ảnh hưởng một cách bất hợp pháp dẫn đến kết quả của quy trình thông tin đã được tự động hóa hoặc bất kỳ quy trình tự động nào khác nhằm mang lại mối lợi cho người phạm
tội và gây hại cho người khác, thì cũng bị kết án về tội lừa đảo [13].
Như vậy, Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân" như trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau:
Thứ nhất, tên gọi của chương tội phạm trong Bộ luật hình sự Thụy
Điển tập chung nhấn mạnh vào tập trung nhấn mạnh vào tội lừa đảo và các
tội gian dối khác chứ không phải là các tội xâm phạm sở hữu như Bộ luật
hình sự Việt nam. Như vậy, có thể thấy tên gọi chương tội phạm trong Bộ luật hình sự Thụy Điển đã có phần thu hẹp hơn so với tên gọi chương tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam.
Thứ hai, cũng tương tự như Bộ luật hình sự Trung Quốc, có một điểm
nhiệm chiếm đoạt tài sản không được các nhà làm luật đặt tên tội danh, như Bộ luật hình sự Việt Nam và nhiều nước khác, mà chỉ mô tả các hành vi phạm tội. Ngoài ra, còn một điểm khác nữa là Điều 1, chương IX Bộ luật hình sự Thụy Điển còn ghi nhận thêm cả tên tội trong nội dung của điều luật qua việc mô tả hành vi phạm tội.