Bộ luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 44)

có đăng ký quyền sở hữu phải tham gia vào hợp đồng hoặc thỏa thuận vay, mượn, thuê tài sản dân sự và sau

1.2.1. Bộ luật hình sự Việt Nam

Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản pháp lý hiện hành và có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật, là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của nhà nước ta để bảo vệ sự nghiệp cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như bảo đảm hiệu lực quản lý của nhà nước với xã hội. Ngoài ra, bộ luật hình sự còn thể hiện thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.

Trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu của công dân Bộ luật hình sự đã ghi nhận Chương XIV các tội xâm phạm về sở hữu của công dân với 13 tội danh với ý nghĩa không chỉ bảo vệ quyền sở hữu của công dân mà còn làm cơ sở pháp lý hình sự và đầy đủ và thống nhất để xử lý các hành vi bất kỳ người nào xâm phạm tới quyền đó. Trong chương này, tại Điều 140 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cụ thể như sau:

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt...

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng

trả lại tài sản…[25].

Tội phạm này xâm phạm tới khách thể là các quan hệ sở hữu được Hiến pháp ghi nhận và pháp luật hình sự bảo vệ. Ngoài ra, tùy từng trường hợp tương ứng cụ thể mà những người phạm tội xâm phạm tới quyền sở hữu của công dân, có thể xâm phạm tới một số quan hệ khác như: tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, qua đó hạn chế các quyền cơ bản của các thành viên trong xã hội gắn với các lĩnh vực tổ chức đời sống, từ chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội của con người có liên quan đến các quyền cơ bản của công dân.

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)