có đăng ký quyền sở hữu phải tham gia vào hợp đồng hoặc thỏa thuận vay, mượn, thuê tài sản dân sự và sau
1.2.2. Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Bộ luật hình sự Liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 và tổng thống Liên Bang Nga ký luật số 64 ngày 13/6/1996 "về việc
thi hành Bộ luật hình sự của Liên bang Nga" có hiệu lực từ ngày 1/1/1997.
Liên quan đến các tội xâm phạm quyền sở hữu của công dân, Bộ luật hình sự của nước này cụ thể hóa tại chương 21, trong đó Điều 159 quy định tội Lừa đảo cụ thể như sau:
Lừa đảo là chiếm đoạt tài sản hoặc quyền đối với tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối hay lạm dụng tín nhiệm, thì bị phạt tiền từ 200 lần đến 700 lần mức lương tối thiểu hoặc mức lương hoặc thu nhập khác của người phạm tội trong thời gian từ 2 tháng đến bảy tháng hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ 180 đến 240 giờ hoặc
bị phạt giam từ 4 tháng đến 6 tháng hoặc bị phạt tù đến 3 năm... [13].
Như vậy, về cơ bản, Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định đầy đủ và chặt chẽ về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của công dân. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau:
Thứ nhất, Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định hành vi lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân trong Điều 159 về tội lừa đảo chứ
không quy định cụ thể thành một điều luật riêng biệt như trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Việc quy định như vậy để điều chỉnh chung nhất, khái quát nhất và cho thấy hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một bộ phận cấu thành của tội lừa đảo
Thứ hai, Bộ luật hình sự Liên bang Nga không chỉ ra cụ thể các hành
vi khách quan của tội lừa đảo mà chỉ quy định "bằng thủ đoạn gian dối hay
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc quyền tài sản" [13], còn tại
Điều 140 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định rất cụ thể về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản "thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn bỏ trốn, hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất
hợp dẫn tới không có khả năng trả lại tài sản" [25].
Thứ ba, cũng giống với Bộ luật hình sự của Việt Nam, chính sách hình
sự thể hiện ở những chế tài áp dụng đối với nhóm tội xâm phạm về sở hữu cụ thể hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân trong tội lừa đảo Bộ luật hình sự Liên bang Nga nói chung là mang tính chất giáo dục, phòng ngừa là chính, chủ yếu là bị phạt tiền tính trên mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian, hoặc bị lao động bắt buộc hay phạt tù ở mức trung bình (cao nhất là tới 10 năm tù), còn trong Bộ luật hình sự Việt Nam hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm và hình phạt cao nhất là phạt tù đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.