trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích.
3.2.2. Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân
Xây dựng đội ngũ các cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có đủ năng lực đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới và cải cách nền tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị. Phải nói rằng trình độ của các cán bộ trong các cơ quan tư pháp của chúng ta hiện nay nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Thật sự đây là một vấn đề không phải dễ thực hiện và có thể làm được trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và kinh phí lớn để mở các lớp tập huấn văn bản pháp luật mới để nâng cao trình độ cho các cán bộ công chức trong các cơ quan tư pháp, nâng cao trình độ cho các cán bộ công chức trong các cơ quan này nhất là cán bộ kiểm sát, an ninh…không chỉ tinh thông về pháp luật hình sự mà còn phải có các biểu hiện cơ bản và toàn diện về pháp luật dân sự, kinh tế nhất là trong xu thế đổi mới kinh tế hiện nay…
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nhằm chống lại các hiện tượng "hình sự hoá" các tranh chấp kinh tế và "phi hình sự hoá" trong điều tra các vụ án kinh tế.
Hoàn thiện pháp luật phải trên cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải gắn liền với việc cải cách hành chính, đảm bảo phát huy một cách tốt nhất quyền giám sát kiểm tra của nhân dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác đối với việc áp dụng các quy phạm pháp luật giả quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự đồng thời củng cố vai trò các cơ quan kiểm tra, giám sát để đảm bảo kịp thời phát hiện và ngăn chặn, khắc phục hiện tượng "hình sự hoá" các tranh chấp kinh tế và "phi hình sự hoá" trong điều tra các vụ án kinh tế.